Nhiều đại biểu nhấn mạnh cần đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến, xác định những vướng mắc, bất cập để giải quyết, phát huy ưu điểm của hình thức này, cần được xác định là xu hướng tất yếu, lâu dài.
(TG) - Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị khóa XI về “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn” (Chỉ thị số 10-CT/TW), việc phân luồng học sinh sau THCS ở các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên nhìn chung đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, những kết quả đó chưa tương xứng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chưa thực sự đáp ứng kỳ vọng của xã hội, thậm chí, ở một số mặt, lĩnh vực, giáo dục còn tụt hậu so với trình độ chung của thế giới. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém này, tận dụng được cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức, đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội XIII của Đảng đề ra giải pháp tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, coi đây là khâu then chốt trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Ảnh hưởng kéo dài từ đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều hoạt động của nhà trường, phụ huynh, học sinh, sinh viên phải thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Song song với hoạt động giảng dạy trực tuyến, các nền tảng, ứng dụng công nghệ cũng đem tới giải pháp hỗ trợ trong hoạt động quản lý, trao đổi thông tin giữa giáo viên với gia đình và người học.
(TG) - Bộ Nội vụ đề nghị không yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quy định về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức.
Tình hình dịch COVID-19 đang từng bước được kiểm soát, nhiều trường đại học đã chuẩn bị các phương án cho sinh viên trở lại học tập trực tiếp tại giảng đường. Tuy nhiên, để hàng chục nghìn sinh viên mỗi trường từ khắp các địa phương đến giảng đường học trực tiếp vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra.
(TG) - Để triển khai thực hiện Khung trình độ quốc gia đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025 đạt chất lượng, hiệu quả, cần có lộ trình và đồng bộ với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
(TG) - Ngày 19/10, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Vinh tổ chức lễ bế mạc đợt khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài 4 chương trình đào tạo trình độ đại học các ngành: Triết học, Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Xã hội học.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt phương án cho học sinh một số khối lớp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn thành phố được trở lại trường học từ 25/10.
Sau hơn 1 tháng phát động "Máy tính cho em," chương trình đã nhận được số tiền tài trợ hơn 108 tỷ đồng; 12.000 máy tính và 100.000 thiết bị thông minh.
(TG) - Bàn về các giải pháp thực hiện mô hình công dân học tập trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 là nội dung trọng tâm của Hội thảo “Công dân học tập trong điều kiện bình thường mới”.
(TG) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện Hỏa tốc số 1238/CĐ-TTg về việc tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện Kế hoạch năm học mới 2021-2022 hiệu quả, chất lượng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất bài giảng truyền hình, trong đó, ưu tiên cho lớp 1 và 2, vốn đang gặp nhiều khó khăn trong học tập trực tuyến.
Việc xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2021-2022; việc tổ chức dạy và học trong điều kiện dịch bệnh; công tác tuyển sinh đại học năm 2021 là các nội dung được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn thông tin tại Giao ban báo chí sáng 21/9.
Gần 100 học sinh nghèo dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới đã được Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên nhận đỡ đầu, giúp các cháu vượt khó, vươn lên trong học tập, trở thành người có ích.