Thứ Sáu, 22/11/2024
Tuyên giáo các cấp
Thứ Năm, 17/6/2021 9:35'(GMT+7)

Kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền bầu cử ở Bình Phước

KẾT QUẢ NỔI BẬT

Công tác tuyên truyền chào mừng cuộc bầu cử đại biểu quốc hội (ĐBQH) khóa XV và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 đã được Tiểu ban triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ, thường xuyên, bài bản, phù hợp từng đối tượng, khu vực thành thị, nông thôn; có phân công, phân nhiệm rõ ràng cho các thành viên, kiểm tra và báo cáo hàng tuần. Các cơ quan thành viên của Tiểu ban đã có sự sáng tạo trong chỉ đạo hệ thống, nhiều cách làm hay, phù hợp trong điều kiện tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, như: tuyên truyền qua hệ thống mạng xã hội; báo chí trong và ngoài tỉnh; hình ảnh hóa các nội dung tuyên truyền tạo ấn tượng, dễ nhớ, nội dung cô động, xúc tích như “5 nhớ” nhắc nhở cử tri; gắn tuyên truyền bầu cử với tuyên truyền các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng của đất nước, của tỉnh; tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thành các chuỗi liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, hướng về cộng đồng như hiến máu nhân đạo, công trình thanh niên, khởi công xây dựng đường giao thông nông thôn, cầu dân sinh, xây dựng nhà đại đoàn kết, hưởng ứng trồng cây xanh, chỉnh trang cảnh quang, chăm lo các gia đình khó khăn, đọng viên tuyến đầu chống dịch… tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, được nhân dân các địa phương đồng tình, ủng hộ.

Bên cạnh các phương thức truyền thống của các cơ quan thông tấn báo chí, các đội tuyên truyền lưu động, tuyên truyền trực quan sinh động, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành công tác tuyên truyền đã đem lại những kết quả tích cực, lan tỏa không khí sôi nổi, tích cực hướng về ngày hội lớn của đất nước. Các hội nghị trực tuyến chỉ đạo thông suốt, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, trao đổi, nắm bắt thông tin, dư luận quamạng xã hội zalo, trang facebook cộng đồng, messenger… chuyển tải một cách nhanh chóng, rộng rãi trong xã hội; cập nhật thông tin thường xuyên qua biểu đồ số, tổ chức các cuộc điều tra dư luận xã hội liên quan cuộc bầu cử, từ những kết quả đó là cơ sở để Tiểu ban Tuyên truyền tham mưu kịp thời cho Ủy ban bầu cử tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành về công tác bầu cử trên toàn tỉnh. Ưu điểm nổi bật của phương thức tuyên truyền này “vừa nhanh, vừa thuận tiện, tiết kiệm chi phí và đặc biệt có khả năng lan truyền không giới hạn”. Thông qua nền tảng mạng xã hội cử tri có thể tìm hiểu đầy đủ các thông tin các chỉ đạo của Ủy ban bầu cử tỉnh và Tiểu ban tuyên truyền; về tiểu sử tóm tắt, chương trình hành động của các ứng viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp đã được đăng tải, chia sẻ và tạo được sự tương tác của cộng đồng mạng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền là sự đổi mới nổi bật, bắt kịp xu hướng mới đối với các sự kiện trọng đại của đất nước trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 và trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Tỉnh Bình Phước cũng đã tổ chức thành công Chiến dịch truyền thông về bầu cử. Đài Phát thanh – Truyền hình và Báo Bình Phước xây dựng mới, nâng cao chất lượng các chương trình, chuyên mục tuyên truyền công tác bầu cử. Thực hiện tin, bài, phóng sự, ghi nhận, phỏng vấn, hỏi đáp, mô hình hóa infographic… Nội dung thông tin chính xác, kịp thời công tác lãnh đạo, chuẩn bị bầu cử, giám sát bầu cử, lấy ý kiến cử tri; đồng thời phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc, phá hoại bầu cử.

Việc tổ chức ra quântuần lễ cao điểm tuyên truyền cuộc bầu cử với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, như: Trung tâm Văn hóa tỉnh tổchức xe tuyên truyền diễu hành qua các tuyến đường trên địa bàn tỉnh.Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước đã tổ chức chương trình truyền hình - phát thanh đặc biệt về các hoạt động bầu cử trên địa bàn tỉnh, trực tiếp đưa tin đậm nét trong “Ngày hội non sông” với hoạt động của các đồng chí lãnh đạo tỉnh chỉ đạo công tác bầu cử, niềm tin của nhân dân… Đồng thời, chủ động kết nối với các đài phát thanh – truyền hình trong khu vực và Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đăng phát các bản tin về cuộc bầu cử trên địa bàn tỉnh Bình Phước, tạo hiệu ứng lan tỏa. Chỉ tính riêng trong ngày bầu cử, tổng cộng có 219 tin, bài, chương trình được tuyên truyền.

Bình Phước cũng đặc biệt chú trọng phát huy vai trò của hệ thống 11 đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện và 111 đài truyền thanh cấp xã; hoạt động của các đội thông tin lưu động của MTTQVN và các đoàn thể chính trị, xe loa lưu động tại các thôn, ấp, khu phố, khu dân cư, khu công nghiệp…Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi trong nhân dân trước sự kiện chính trị quan trọng này.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyêntruyền về bầu cử vẫn còn tồn tại một số hạn chế, như:Tình hình dịch bệnh dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp và không khí ngày bầu cử. Một số địa phương xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền còn chung chung, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, đồng bộ. Việc phối hợp hướng dẫn khâu trang trí các điểm bầu cử giữa Tiểu ban tuyên truyền và cơ quan Thường trực của Uỷ ban bầu cử tỉnh (Sở Nội vụ) còn lúng túng, dập khuôn… do quá lệ thuộc vào hướng dẫn của cấp trên, chưa phù hợp đặc điểm khu vực, vùng, miền.

 Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã thành công tốt đẹp, tỷ lệ cử tri đi bầu cử đạt 99,97%.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Thành công trong công tác tuyên truyền về bầu cử ở Bình Phước đạt được những kết quả tích cực như trên là do công tác chỉ đạo, tham mưu đãbám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương; công tác hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền trên địa bàn tỉnh được triển khai sớm, đầy đủ, kịp thời; các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã chủ động phối hợp triển khai đồng bộ công tác tuyên truyền, đảm bảo yêu cầu, tiến độ đề ra.

Công tác tuyên truyền có sự tham gia vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị công tác chỉ đạo đến tổ chức triển khai thực hiện chủ động, sáng tạo với cách làm hay, các mô hình mới, đặc biệt là vai trò của các thành viên Tiểu ban tuyên truyền bầu cử tỉnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Cùng với đó, là sự tin tưởng, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân vào thành công của cuộc bầu cử, tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu đạt tỷ lệ cao tạo nên ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân.

Từ đó, Bình Phước rút ra những kinh nghiệm trong công tác công tác tuyên truyền về bầu cử như sau:

Thứ nhất, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, kịp thời của Ban Chỉ đạo và Ủy ban bầu cử tỉnh là yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của cuộc bầu cử, việc quán triệt những yêu cầu, nhiệm vụ đến việc kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc kể cả trong nhiệm vụ chuyên môn của công tác tuyên truyền.

Thứ hai, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể và sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên Tiểu ban tuyên truyền, các cơ quan có liên quan trong công tác chỉ đạo, định hướng về bầu cử, tạo ra sự thống nhất, xuyên suốt từ tỉnh đến cơ sở. Thường xuyên tiến hành giám sát, đôn đốc, kiểm tra, kịp thời giải quyết những vướng mắc của địa phương, cơ sở.

Thứ ba, coi trọng và phát huy mạnh mẽ công tác thông tin, tuyên truyền, đặc biệt các hình thức tuyên truyền trực quan, thông tin lưu động, tăng cường và tạo hiệu quả từ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền phù hợp tình hình… tuyên truyền phải đi trước, định hướng sớm, có chiều rộng và chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm về nội dung và hình thức trong từng thời điểm cụ thể.

Thứ tư, đề cao và thực hiện đúng vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên với phương châm “đi từng ngõ, gỏ cửa từng nhà” tạo ra những giải pháp hay để giúp nhân dân có điều kiện tiếp cận thông tin về các vị ứng cử, có đủ thời gian suy nghĩ, lựa chọn và bầu ra những đại biểu thật xứng đáng.

Có thể khẳng định, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, công tác tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của cuộc bầu cử trên địa bàn tỉnh. Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, người dân hiểu rõ hơn về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri; đồng thời, nâng cao tinh thần cảnh giác, khả năng nhận diện đối với những thông tin sai trái, xuyên tạc, lợi dụng bầu cử để kích động, gây rối, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc; từ đó, tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng chính trị và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội để tổ chức thành công cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, đảm bảo dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, thực sự là ngày hội của toàn dân.

Hà Anh Dũng
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất