Chủ Nhật, 22/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Tư, 29/8/2012 16:16'(GMT+7)

Kom Tum: bước chuyển mới về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 

Thực hiện Kế hoạch số 71-KH/TU, ngày 21-10-2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thường xuyên định hướng tư tưởng chính trị, các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy, đoàn thể chính trị-xã hội trong toàn tỉnh; triển khai phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản của Kết luận và tổ chức tuyên truyền; nêu gương nhân tố mới thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, gắn với thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; đồng thời phê phán, chấn chỉnh những cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; đấu tranh bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội.

Cùng với việc định hướng tuyên truyền, Tỉnh ủy luôn chú trọng công tác kiểm tra việc thực hiện thông qua hoạt động của hệ thống làm công tác tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở. Từ đó, chủ động phát hiện kịp thời những bất cập nảy sinh, có kế hoạch phối hợp chỉ đạo khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác trên lĩnh vực này. Chính vì vậy mà việc thực hiện Kết luận 51 đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ.

Đa số Các lễ cưới được tổ chức với hình thức ngày càng gọn nhẹ. ít ảnh hưởng đến thời gian làm việc; vệ sinh môi trường được chú ý. Trong đồng bào DTTS, một số hủ tục lạc hậu như thách cưới…, đã được xoá bỏ. Phong tục “Củi hứa hôn” của dân tộc Giẻ-Triêng đa số đã thay đổi theo hướng tích cực, chỉ khoảng 5-10 bó tượng trưng.

Hiện nay, đa số các tang lễ được tổ chức chu đáo theo phong tục vùng, miền, thi hài người chết được khâm liệm chu đáo. 100% tang lễ có đăng ký báo tử. Những hủ tục lạc hậu đã được xoá bỏ, như: thiên táng (táng treo) của Dân tộc Giẻ-Triêng (huyện Đắc GLei); phụ nữ sinh con bị chết, thì chôn con theo mẹ (một số dân tộc huyện Sa Thầy);… Nghĩa trang nhân dân tại các huyện, thành phố đã được quy hoạch tập trung; cấp xã và cụm dân cư chưa có quy hoạch cụ thể nhưng đã tập trung phù hợp địa bàn dân cư; một số nghĩa trang nhân dân huyện, thành phố đã trở thành công trình văn hoá tưởng niệm của địa phương.

Các lễ hội được các tổ chức và cá nhân quan tâm chuẩn bị chu đáo, thiết thực, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, đảm bảo trật tự, an ninh và vệ sinh môi trường. Lễ hội dân gian truyền thống của các dân tộc thiểu số được bà con duy trì tổ chức mang ý nghĩa cộng đồng sâu sắc.

Hiện nay, các ngày hội được rút ngắn về thời gian, quy mô và hình thức nên đã tiết kiệm công sức, tiền bạc của nhân dân, như: Lễ hội Cha rang (Tết ăn than) mừng năm mới của đồng bào Giẽ-Triêng đã được rút ngắn 2-3 ngày; các lễ hội khác như: Lễ ăn trâu (Lễ hội cầu an, lễ xả xui…gắn với sự kiện, biến cố của cộng đồng làng hoặc gia đình), Mừng lúa mới, cúng máng nước, Mừng Nhà Rông mới… (gắn với chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa rẫy) được rút gọn trong 01-2 ngày; phong tục cưa răng, căng tai đã được bãi bỏ.

Nhìn chung việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trong tỉnh được triển khai có hiệu quả gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và phong trào xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện các phương hướng, nhiệm vụ sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc đẩy mạnh thực hiện Kết luận theo tinh thần quyết tâm, đồng bộ, kiên trì, kết hợp chặt chẽ “xây đi đôi chống”. Bên cạnh đó, đề cao tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên đối với việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, gắn với phong trào"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

- Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt văn hoá cộng đồng; bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống của các dân tộc; xây dựng và phát huy giá trị văn hoá đặc trưng của các dân tộc tỉnh Kon Tum; xây dựng các làng điểm văn hoá để nhân ra diện rộng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện nếp sông văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; phê phán những hiện tượng tiêu cực, thương mại hoá trong việc cưới, tang, lễ hội; phát hiện, giới thiệu, biểu dương những mô hình hay, gương người tốt việc tốt trong các phong trào hành động cách mạng, tăng số lượng và chất lượng đơn vị, gia đình văn hoá.

- Tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch, xây dựng nghĩa trang nhân dân cấp xã, trung tâm các cụm dân cư, nhằm tiết kiệm đất sản xuất và đảm bảo môi trương; xây dựng quy định chung về thiết kế mộ ở các nghĩa trang nhân dân; xử phạt nghiêm minh những người vi phạm trong việc cưới, việc tang.

- Các cấp, ngành chức năng thường xuyên tổ chức kiểm tra, khảo sát cơ sở, đánh giá hiệu quả và định kỳ hàng năm báo cáo cấp ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy (thông qua Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) việc triển khai thực hiện Kết luận 51-KL/TW của Bộ Chính trị khoá X trên địa bàn.

Có thực hiện, triển khai được tốt các nhiệm vụ nêu trên thì việc thực hiện Kết Luận 51-KL/TW của Bộ Chính trị khóa X tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về "thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội" trên địa bàn tỉnh mới thực sự có hiệu quả.

Duy Thanh - Trịnh Thị Hương
 



Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất