Thứ Hai, 30/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Ba, 17/3/2009 10:58'(GMT+7)

Làm gì để có phim hay?

Cảnh phim "14 ngày" của đạo diễn Việt kiều Nguyễn Trọng Khoa (Mỹ)

Cảnh phim "14 ngày" của đạo diễn Việt kiều Nguyễn Trọng Khoa (Mỹ)

Tiếp sau đó, ngày 12.3, Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội đã tập trung thảo luận việc sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật này. Tựu trung đều cho rằng, việc sửa đổi phải trả lời được câu hỏi: Làm thế nào để có phim hay ?

Sửa để phù hợp với thực tế

Ban hành trước thời điểm VN gia nhập WTO, Luật Điện ảnh đang có những điểm “vênh” so với Hiệp định đã ký kết. Mặt khác, sau hơn 2 năm triển khai trong thực tế, những phát sinh từ hoạt động sản xuất, nhập khẩu và phát hành phim cũng đặt ra những đòi hỏi mới mà để phát triển và nâng cao vị thế của điện ảnh Việt trong cuộc cạnh tranh “không hạn ngạch” với phim ngoại, Luật Điện ảnh cần được sửa đổi. Đơn cử, khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, VN cam kết không gia hạn ngạch đối với phim nhập khẩu; cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài, người VN định cư tại nước ngoài hợp tác đầu tư để cung cấp dịch vụ sản xuất phim... Trong khi Luật Điện ảnh hiện hành lại quy định “hạn ngạch” đối với phim ngoại nhập (Điều 30) và mới chỉ cho phép các tổ chức , cá nhân nước ngoài, người VN định cư tại nước ngoài tham gia vào việc phổ biến và phát hành phim tại VN (Điều 24). Theo đó, một trong những điều kiện để thành lập doanh nghiệp sản xuất phim tại VN (Điều 14) là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải là công dân VN thường trú tại VN. Ngoài những điểm “vênh” nói trên, một số quy định khác của Luật Điện ảnh cũng phải sửa đổi phù hợp với thực tế sản xuất, phát hành phim ở VN, như quy định về sản xuất phim đặt hàng (Điều 24), về Lưu chiểu phim (ĐIềU 45), về Thanh tra điện ảnh (Điều 48).

Nhìn vào thực tế 2 năm qua, có không ít nghệ sĩ Việt kiều được đào tạo bài bản tại nước ngoài, sau một thời gian lăn lộn với phim trường ở Hollywood nhưng không khẳng định được vị thế vì đó là môi trường quá nghiệt ngã đã “ôm tiền” về VN để được làm nghề và khẳng định mình. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, có một vài bộ phim vẫn không được thừa nhận là “thuần Việt”. Đơn cử như Cú và chim se sẻ tham gia giải Cánh diều vàng 2008 vừa qua. Lý do để “gạt” bộ phim này sang hạng mục “phim hợp tác với nước ngoài hiệu quả”... không phải là vì số tiền đầu tư của nước ngoài chiếm 51 % như trong quy chế chấm giải mà là do đạo diễn chỉ có 1 nửa dòng máu VN ( bố người Mỹ). Hay như trường hợp của Hãng Việt Phim có chủ sở hữu là ông Hoàng Ngọc Phan, một Việt kiều Mỹ. Được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, “trót” sản xuất bộ phim Bẫy tình... nhưng khi muốn được “bút phê” để phim ra với công chúng, Bẫy tình phải “đội mũ” một đơn vị trong nước. Sau đó, Việt Phim cứ nằm “treo”... chờ được phép sản xuất phim suốt từ năm 2004 đến nay. Vì Hãng phải “đóng cửa” chờ... “phép”, nên các nghệ sĩ của hãng phim này buộc phải túa đi khắp nơi để làm ăn. Hiện tại, Giám đốc Hãng- nghệ sĩ Lê Cung Bắc đang rong ruổi với bộ phim truyền hình lịch sử Vó ngựa trời Nam. Ông bảo: “Anh Phan là người tâm huyết với điện ảnh, có tiềm lực kinh tế, có khả năng huy động đội ngũ trong và ngoài nước cùng tham gia sản xuất phim và có gu trong việc tạo thương hiệu. Nếu Luật chưa sửa đổi và Việt Phim phải tan rã thì tiếc quá”. Đạo diễn Nguyễn Chánh Tín thì khẳng định: “Thời giá hiện nay mà vẫn đầu tư 1-2 tỷ/ phim, nếu không phải là người có ý tưởng độc đáo, có tài xuất chúng thì... đừng mong phim bán được ra nước ngoài. Bởi, để vào được thị trường Mỹ, cần có thêm vài tỉ nữa để quảng cáo. Chúng ta còn nghèo, vậy thì tại sao chúng ta không tận dụng tiền của nước ngoài, khả năng sáng tạo của các nghệ sĩ nước ngoài giúp chúng ta quảng bá hình ảnh Việt ra với thế giới thông qua điện ảnh”.

Bạn thích xem phim của nước nào?

Trong số 5.000 khán giả được hỏi, chỉ có 650 người lựa chọn phim VN (chiếm 17,41 %). Lý do không thích phim VN, có tới gần 50% khán giả được hỏi cho rằng phim Việt nội dung không gây ấn tượng sâu sắc; 43,35% khẳng định vấn đề các phim Việt nêu lên thì to tát nhưng giải quyết lại quá sơ sài; 48,82% không thích vì diễn xuất của diễn viên hời hợt; 49,14% cho rằng thoại phim còn sáo rỗng, không thật.

(Nguồn: Điều tra XHH về nhu cầu, thị hiếu khán giả xem phim tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh do Trung tâm Chiếu phim quốc gia thực hiện)

Làm thế nào để có phim hay ?

Phim hay ngày càng hiếm- đó là một thực tế, nhất là ở khu vực phim sản xuất bằng tiền trợ giá và đặt hàng của Nhà nước. Ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội cho rằng , dự luật phải trả lời được một số câu hỏi quan trọng, đang được dư luận quan tâm là vì sao điện ảnh VN không được công chúng quan tâm? Về điều này, nếu ai đã tham khảo bản báo cáo Chương trình Điều tra xã hội học về nhu cầu thị hiếu khán giả xem phim tại địa bàn Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh mới đây do Trung tâm Chiếu phim quốc gia thực hiện, sẽ không khỏi chạnh lòng khi biết phim VN bị xếp vào cuối bảng ở nội dung: Bạn thích xem phim của nước nào? Trong số 5.000 khán giả được hỏi, chỉ có 650 người lựa chọn phim VN (chiếm 17,41 %). Lý do không thích phim VN, có tới gần 50% khán giả được hỏi cho rằng phim Việt nội dung không gây ấn tượng sâu sắc; 43,35% khẳng định vấn đề các phim Việt nêu lên thì to tát nhưng giải quyết lại quá sơ sài; 48,82% không thích vì diễn xuất của diễn viên hời hợt; 49,14% cho rằng thoại phim còn sáo rỗng, không thật. Tựu trung đánh giá: phim Việt có rất ít phim hay, nội dung phim đa số cũ, dài dòng. Ai cũng biết, một bộ phim có đời sống thực sự là khi nó được công chúng đón nhận. Nếu chỉ “đóng cửa” tự khen mà người xem không chấp nhận thì có thể nào nói được: điện ảnh đang phát triển. Đó là điều xót xa , rất đáng suy ngẫm. Về điều này, có ý kiến cho rằng, nên đưa vào Luật quy định mỗi dự án phim phải có giám đốc sản xuất. Người giám đốc này sẽ quản lý và điều hành vốn của dự án, thay cho việc lâu nay các phim chỉ có chủ nhiệm và chủ nhiệm lại ăn cánh với đạo diễn, với hãng sản xuất để... bớt xén tiền cho các công việc khác ngoài phim. Cũng có ý kiến cho rằng, nên đưa vào Luật quy định về bảo hiểm trong lĩnh vực sản xuất phim vì đây là lĩnh vực nhiều rủi ro.

Về quy định sản xuất phim đặt hàng, ông Phan Trung Lý, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội thì cho biết, đọc dự luật ông chưa hình dung được loại phim gì tổ chức đấu thầu và “không thể bê cái đấu thầu của bê tông cốt sắt vào điện ảnh mà phải có những quy định đặc thù riêng”.

Với mong muốn điện ảnh Việt có những bước phát triển mới, nhiều đại biểu đồng tình với quy định về mức vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định do phù hợp với cam kết gia nhập WTO của nước ta và sẽ bảo vệ được các hãng phim trong nước; các đại biểu cũng thống nhất về quan điểm phải quản lý chặt chẽ hiệu quả việc phát sóng phim trên truyền hình, Interrnet, mạng viễn thông; nêu quy định rõ chức năng thanh tra , xử lý vi phạm trong hoạt động điện ảnh của các Sở VH, TT&DL để tăng cường hiệu quả nhà nước.

Theo Nguyệt Nhi -VanHoa Online

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất