Thứ Bảy, 28/9/2024
Diễn đàn
Thứ Sáu, 3/7/2009 21:51'(GMT+7)

Mới chỉ trông chờ vào du khách

Khách tham quan Dinh Thống Nhất.

Khách tham quan Dinh Thống Nhất.

1. Có thể thấy, sự thờ ơ của ngành DL đối với BT thể hiện rõ ở điểm: Hơn 40 thư mời dự tọa đàm được gửi tới các công ty du lịch-dịch vụ lữ hành, chừng 4-5 công ty cử đại diện tới. Theo Sở VHTTDL, từ tháng 2-tháng 5.2009, nhằm đánh giá hoạt động các BT trên địa bàn TPHCM, cơ quan này tiến hành cuộc điều tra bằng cách phát phiếu thăm dò ý kiến tới các công ty DL về mức độ hấp dẫn của 10 BT tại TPHCM.
 
Các công ty DL đã đưa ra các kiến nghị chia từng mục riêng biệt gửi tới lãnh đạo TP, Sở VHTTDL, riêng từng BT... Về kết quả sơ bộ từ hồi âm của 38 công ty du lịch, bà Nguyễn Thị Đức - GĐ Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM - cho rằng: "Những người làm du lịch nên hiểu biết nhiều hơn về hoạt động của hệ thống BT thì mới góp ý chính xác hơn và cũng nên thông cảm với những khó khăn BT đang gặp phải...".

Nửa năm qua, những người làm công tác BT của TPHCM nhìn chung không mấy vui vì hoạt động của ngành BT bị báo giới (có khi bằng cả một loạt bài), "mổ xẻ" theo cách "chê nhiều, khen ít".

Theo thống kê, 5 tháng đầu năm 2009, lượng khách đến 7 BT do Sở VHTTDL trực tiếp quản lý, đông nhất vẫn là khách nước ngoài (142.994 người tới BT Chứng tích chiến tranh), tiếp đó là khách trong nước (97.274 tới BT Thành phố), học sinh 41.934 người (BT Thành phố).

2. Đời sống văn hoá của chúng ta hiện có những sự thật kỳ khôi, kiểu: Có cô gái sẵn sàng bỏ cả triệu đồng mua áo hàng hiệu, nhưng nhất quyết không bỏ ra 5.000 đồng để mua vé vào BT Mỹ thuật xem triển lãm gốm cổ Sài Gòn - Lái Thiêu vì cho là những thứ gốm ấy không... sành điệu.

Có người lên đời ôtô từ loại 10.000USD tới 40.000USD, nhưng vật phẩm "nghệ thuật" duy nhất trưng trong nhà là tượng ông Di Lặc mua ngoài chợ giá vài chục ngàn đồng, bằng sứ, sơn nhiều màu, cười, hai tay nâng thỏi vàng.

Lại có người chưa một lần bước chân đến các BT của TPHCM, nhưng hè này bỏ vài triệu đồng mua vé sang Singapore chỉ để xem TL "Da Vinci - một thiên tài" tại Trung tâm Khoa học Singapore (16.6-16.8) với lý do đây là lần đầu tiên, 188 hiện vật của Leonardo Da Vinci được trưng bày tại Châu Á...

Quan sát hoạt động BT TPHCM những năm gần đây, có thể thấy, hoàn toàn vắng bóng những TL mang tính giao lưu, giới thiệu những bộ sưu tập lớn, hiếm, đẹp, kỳ thú... với các BT ngoài nước và cả với các nhà sưu tập tư nhân trong nước. Theo đại diện một công ty du lịch, những TL như vậy, nếu được giới thiệu lên mạng sớm thì có thể "chào hàng" với khách du lịch đưa họ tới với BT. "Giới thiệu được tác phẩm của các họa sĩ, ví như tranh bản gốc của Bùi Xuân Phái - niềm mơ ước tha thiết của chúng tôi! - bà Đức nói - nhưng việc này rất khó, bởi nhiều nguyên nhân...".

Một trong những giải pháp để tăng lượng khách nội địa, đặc biệt là giới CNVC đến BT, có ý kiến khá duy lý: Đề nghị công đoàn cơ sở quan tâm đến việc đưa CBCNVC đến BT... Còn về phía ngành BT, từ mùa thu này, ở một - hai BT như BT Chứng tích chiến tranh, BT Lịch sử sẽ có những thay đổi đáng kể, thậm chí là vượt bậc trong cách trưng bày; Sở VHTTDL sẽ phát hành bản đồ hệ thống các BT trong thành phố...

Theo kế hoạch, lãnh đạo TPHCM chấp thuận đầu tư cho ngành BT 250 tỉ đồng - một số tiền không nhỏ. Giai đoạn hiện nay, BT đành "ngồi" chờ khách, chủ yếu là du lịch, nhưng về lâu dài, việc đi BT của người dân thành phố sẽ là một nhu cầu tự thân xuất phát từ ý thích, ý muốn cá nhân tự tìm hiểu lịch sử, nghệ thuật, tự nhiên... Mà điều này, về cơ bản là kết quả của một quá trình giáo dục thật dài...

Theo Thuỳ Ân-LaoDong
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất