Thứ Tư, 25/9/2024
Diễn đàn
Thứ Ba, 7/12/2010 21:14'(GMT+7)

Một kiểu chiến tranh thông tin hiện đại?

Phải chăng WikiLeadks đã thực sự mở đầu cho cuộc chiến tranh thông tin hiện đại mới? Thực ra thì những thuật ngữ này không mới. Người ta nói nhiều về cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin từ mấy thập kỷ nay. Rồi thuật ngữ công nghệ thông tin và mạng internet đã và đang làm cho thế giới “phẳng” hơn. Thông tin trên mạng làm cho thế giới trở nên nhỏ bé hơn bao giờ hết. Với tư cách là chủ thể thông tin- cung cấp và khai thác thông tin, mỗi cư dân mạng thực sự là công dân mạng toàn cầu. Với đặc thù vốn có của mạng internet đã tạo nên cả lợi thế và thách thức đối với mỗi chủ thể với tư cách là cá nhân, tổ chức, hay quốc gia. Bởi vì tài nguyên thông tin trên mạng có tính chất toàn cầu, ai cũng có thể cung cấp, chia sẻ thông tin. Nó khó có thể khống chế tuyệt đối bằng pháp luật- chế tài, hay sự can thiệp, ngăn chặn nào đó bằng kỹ thuật đối với đầu vào cũng như đầu ra thông tin từ các trang web hay blog. Và về mặt nào đó nó dường như phụ thuộc vào đạo đức, trách nhiệm của mỗi chủ thể với tư cách là công dân mạng.

Đặt vấn đề như vậy để thấy rằng sự kiện WikiLeadks gây chấn động nhất trong lịch sử từ khi mạng internet phát triển rầm rộ cũng không nằm ngoài những cảnh báo từ các thách thức từ chính bản chất lợi hại của nó trước đó. Sự kiện WikiLeadks mà những hệ lụy từ nó tất nhiên không chỉ đối với nước Mỹ mà trở nên thách thức đối với mỗi quốc gia về bảo mật thông tin ngoại giao.

Đối với Hoa Kỳ, sự kiện WikiLeadks  tấn công nước này được người ta ví von như sự kiện 11-9 trước đây. Sự ví von đó cũng phần nào đúng. Vì những tổn thất mà WkiLeadks  gây ra cho nước Mỹ khó có thể quy ra tiền triệu hay tiền tỷ đô la. Nó làm cho Nhà trắng không những thiệt hại to lớn về uy tín chính trị mà còn là sự mất lòng tin, sự giễu cợt, nghi ngờ về nền ngoại giao vốn được coi là “có tiếng bậc nhất” của Hoa Kỳ. Bởi vì, hàng vạn tài liệu trên mạng Wikileadks đã làm Nhà trắng mất măt với đồng minh. Giờ đây những thông tin ngoại giao tình báo cực kỳ quan trọng liên quan đến các đồng minh của Mỹ trong các cuộc “trừng phạt” các quốc gia “cứng đầu” đã bị lộ tẩy. Và tất yếu công luận quốc tế nay đã hiểu thế nào về những phát ngôn ngoại giao chấn an dư luận quốc tế của Hoa Kỳ trong các cuộc chiến tấn công Irắc, Ápganistan…trước đây. Rõ ràng là tổn thất từ những thông tin hết sức mật được “bật mí” cho bàn dân thiên hạ xem là điều khó có thể chấp nhận với người Mỹ. Chính vì thế Nhà trắng đang phát điên vì lợi ích của họ lại một lần nữa bị đe dọa nghiêm trọng và tổn thất lớn.

Rõ ràng là chẳng ai có thể tin nổi một nước Mỹ hùng mạnh thuộc loại bậc nhất về công nghệ thông tin lại bí thất thủ về chính vũ khí hiện đại này.. Điều tất yếu là chính quyền Mỹ một mặt thì chấn an các đồng minh, nhưng mặt khác cũng chi phối đồng minh và các các tổ chức chống tội phạm quốc tế cố tìm nguyên nhân rò rỉ các tài liệu mật và động cơ phát tán tài liệu của WikiLeadks. Đồng thời họ cũng ráo riết săn lùng ông chủ WikiLeadks - Julian Assange. Đúng là “mất bò mới lo làm chuồng”! Song dù có tiêu diệt được ông chủ điều hành của trang web này thì những tài liệu phát tán theo cấp số nhân của nó ngay trong cộng đồng cư dân mạng nước Mỹ và cả thế giới sẽ vẫn trở nên thách thức, đe dọa an ninh với Nhà trắng.

Giờ đây không chỉ đối với nước Mỹ mà hiện tượng WikiLeadks  cũng đang trở nên thách thức nghiêm trọng, đe dọa đối với nền ngoại giao của các quốc gia khác trên bình diện toàn thế giới. Bởi vì trong một xã hội, một thế giới thông tin mở đang đặt ra nhiều thuận lợi, thách thức, vấn đề bảo mật thông tin mật vì lợi ích quốc gia đang trở nên thách thức hơn. Rồi đây WikiLeadks  có thể sẽ không còn tồn tại và khả năng hoạt động nhưng không ai có thể dám chắc chắn khẳng định rằng những trang web kiểu WikiLeadks  sẽ không xảy ra. Cố nhiên từ sự kiện WikiLeadks  người ta cũng bàn luận nhiều về bài học quản lý thông tin ngoại giao mật.

Nhưng chỉ có điều chắc chắn rằng sau sự kiện này lãnh đạo mỗi quốc gia cũng phải suy ngẫm rất nhiều điều về cơ chế quản lý thông tin mật và vấn đề giáo dục đạo đức công dân với tư cách là chủ thể và khách thể tham gia thông tin trên mạng. Tất nhiên đối với chúng ta cũng không nằm ngoài những vấn đề có tính thách thức ấy. Việc quản lý các trang web, blog ra sao? Vấn đề tuyên truyền, giáo dục đạo đức, trách nhiệm công dân khi tham gia cung cấp, chia sẻ thông tin trên mạng thế nào? Đó là cả đại vấn đề rất lớn cần suy ngẫm và rất cần có những giải pháp khả thi để phòng ngừa các thông tin tiêu cực, nhằm bảo vệ an ninh thông tin trên mạng internet hiện nay./.

Trần Doãn Tiến

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất