Thứ Tư, 25/9/2024
Diễn đàn
Thứ Hai, 6/12/2010 10:58'(GMT+7)

Vì định kiến hay vì tiền?

(Hình minh hoạ)

(Hình minh hoạ)

Những năm gần đây, chúng đã tung ra những đoạn video clip với những hình ảnh gán ghép, kèm theo lời dẫn có nội dung xuyên tạc về những vụ tiêu cực, những vụ khiếu kiện, tụ tập đông người, gây rối trật tự; những vụ án xét xử các phần tử chống phá nhà nước, nhất là những sự việc liên quan đến tôn giáo, dân tộc… để vu cáo Việt Nam vi phạm tự do dân chủ, nhân quyền, tôn giáo. Điển hình là cách đây không lâu, một nhóm cá nhân và tổ chức cực đoan ở Mỹ đã sử dụng một đoạn video clip được lấy trên mạng internet quay cảnh xô đẩy giữa Cảnh sát Việt Nam và một số giáo dân ở giáo xứ Cồn Dầu (Đà Nẵng) để làm chứng trong một buổi điều trần về tự do tôn giáo tại Quốc hội Mỹ. Khi xem đoạn video clip này, người ta chẳng thấy Công an Việt Nam đánh dân đâu mà chỉ thấy những kẻ gây rối dùng gậy gộc, gạch, đá… tấn công lại lực lượng thi hành công vụ. Nhưng thật tiếc là dựa trên những hình ảnh ngụy tạo đó, một số nghị sĩ Mỹ đã lên tiếng cáo buộc “chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo”. Không dừng ở đó, họ còn yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo (CPC).

Tiến sĩ Chris Seiple, Chủ tịch Viện Liên kết toàn cầu Mỹ-một người rất hiểu Việt Nam trong một lần trả lời phỏng vấn phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam mới đây cho biết: “Theo một đạo luật ban hành năm 1998 tại Mỹ, một quốc gia sẽ bị đưa vào diện cần quan tâm đặc biệt vì những vi phạm tự do tôn giáo nếu có những đàn áp mang tính hệ thống, tồi tệ và tiếp diễn đối với các nhóm tôn giáo. Tuy nhiên, đó không phải là những gì đang diễn ra tại Việt Nam hiện nay. Không nên đặt Việt Nam trong danh sách CPC”.

Nhiều chính trị gia, trong đó có cả ở Mỹ nhận xét rằng, một số người Mỹ vẫn giữ  kiểu tư duy định kiến về Việt Nam. Tiến sĩ Chris Seiple cho biết: “Điều mà chúng tôi thường nói ở Mỹ là: Đừng bao giờ để đầu óc mình mang suy nghĩ định kiến. Hãy đến tận nơi và tận mắt chứng kiến, còn nếu không thể đến được thì đừng có nói đến nó”. Những gì mà Tiến sĩ Chris Seiple nói là rất chí lý. Thật tiếc là với một số cá nhân và tổ chức cực đoan ở Mỹ, trong đó có một số nghị sĩ, sự định kiến, hẹp hòi đã bám rễ quá chắc trong đầu họ.

Ngoài suy nghĩ mang tính định kiến, còn có một lý do khác nữa khiến một số cá nhân, tổ chức cực đoan ở Mỹ và một số nước cố tình xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận những tiến bộ về nhân quyền, tự do tôn giáo tại Việt Nam là nhằm phục vụ cho những lợi ích riêng khác của họ, rõ nhất là lợi ích kinh tế. Các cá nhân, tổ chức cực đoan nói trên sẽ không thể tồn tại và hoạt động nếu không có những đồng đô-la nhận từ những thế lực phản động. Thực tế cho thấy, có những tổ chức vì lợi ích kinh tế mà sẵn sàng đưa ra những đánh giá thiếu khách quan. Tiến sĩ Chris Seiple không chỉ đồng tình với nhận định trên mà còn cho biết cụ thể hơn: “Tôi muốn nói đến một số tổ chức phi chính phủ (NGO), phi lợi nhuận. Họ phải quyên góp tiền để tồn tại. Sẽ dễ dàng hơn cho họ rất nhiều trong việc quyên góp tiền nếu họ bôi xấu các bạn. Họ nói họ là người tử tế đây, họ thẳng tay chỉ trích các bạn là xấu xa thế này, thế kia. Thế là công chúng Mỹ, vốn không hiểu về văn hóa các địa phương ở Việt Nam và chính trị ở Hà Nội, sẽ tin họ. Và thế là họ quyên góp được tiền ngay…”. Tiến sĩ Chris Seiple khẳng định: “Điều này quả thực là có”.

Sử dụng thông tin từ những đoạn video clip, những tài liệu đã bị các cá nhân, tổ chức cực đoan cố tình bóp méo để làm chứng cáo buộc Việt Nam vi phạm tự do dân chủ, nhân quyền, tôn giáo là thủ đoạn quá quen của các thế lực thù địch. Những gì mà Tiến sĩ Chris Seiple phát biểu càng minh chứng thêm cho điều đó. Thực tế tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được quy định rõ trong Hiến pháp, được tôn trọng và được bảo đảm trên thực tế; những tiến bộ về tự do tôn giáo ở Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Những sản phẩm mang tính xuyên tạc, bịa đặt của một số cá nhân, tổ chức cực đoan nói trên chắc chắn không thể thu phục được những người chân chính. Mặt khác, quan hệ Việt-Mỹ đang ngày càng được củng cố, phát triển, sự hiểu biết lẫn nhau giữa chính quyền và nhân dân hai nước ngày càng được tăng cường, những tiếng nói kiểu như vậy càng trở nên lạc lõng, lỗi thời./.

(Theo: Phùng Kim Lân/QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất