Thứ Sáu, 27/9/2024
Diễn đàn
Thứ Hai, 31/5/2010 7:43'(GMT+7)

Nâng niu như búp trên cành

Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc .

Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc .

Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc (từ năm 1990), đến nay đã được 20 năm. Những năm qua, bên cạnh việc ban hành, thực hiện tốt các luật, chính sách liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước - chúng ta cũng đã thực hiện chương trình “Hành động vì trẻ em”. Trẻ em luôn được thương yêu, bảo vệ, chăm sóc chu đáo, được học hành, được chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể, vui chơi giải trí để phát triển toàn diện. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 1408 về tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, quy định cụ thể: “Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng xâm hại, bạo lực, mua bán trẻ em, vi phạm quyền trẻ em tại địa phương…”.

Thế nhưng, cũng phải nhìn nhận rằng thời gian qua vẫn còn có nhiều nơi chưa làm tốt vấn đề này. Mấy tháng gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh nhiều vụ bạo hành, ngược đãi, xâm hại trẻ em gây bất bình trong xã hội. Thậm chí, có vụ do chính cha mẹ các em gây ra. Chỉ tính từ tháng 3 đến tháng 5 vừa qua, đã có hơn chục vụ trẻ em bị hành hạ, bị giết và chết đuối. Điển hình là: Vụ Lê Văn Vui giết em Đỗ Quang Huy 9 tuổi và em Nguyễn Hữu Duy 8 tuổi tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắc Lắc; vụ Bùi Bá Đạt ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) bạo hành dã man bé Nguyễn Hoàng Anh 4 tuổi, gây thương tích 15,7%; vụ Huỳnh Thanh Giang và vợ là Mã Ngọc Thơm ở ấp Phú Hiệp (xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) nhẫn tâm hành hạ tàn bạo bé Hào Anh 14 tuổi, gây thương tích tới 67%…

Trong 3 ngày 14, 15 và 16-5, do tắc trách của người lớn mà 5 em nhỏ đã bị chết đuối. Đó là sự việc xảy ra tại Bình Thuận, chiều ngày 14-5, hai em học sinh lớp 6 là Phạm Hoàng Kha và Nguyễn Minh Thạnh, đã trượt chân rơi xuống hố đang thi công công trình kè Đồi Dương Phan Thiết, bị thiệt mạng. Cũng tại tỉnh Bình Thuận, chiều ngày 15-5, hai anh em sinh đôi Ngô Tấn và Ngô Tài 8 tuổi cùng mẹ đi bắt ốc trên sông. Người mẹ để hai em lại bờ sông để mang ốc đi bán, khi quay lại thì hai con đã chìm dưới nước... Chiều ngày 16-5, em Nguyễn Phong Quốc Duy, ngụ tại thị trấn Phong Điền (thành phố Cần Thơ) cùng bạn đến chơi tại công trình xây dựng Trung tâm thương mại Phong Điền, trong lúc vui đùa, Duy bị rơi xuống hố thi công và tử vong…

Giá như người lớn có trách nhiệm hơn, công trình đang thi công có biển báo, có rào chắn những chỗ nguy hiểm, các bậc phụ huynh quan tâm chu đáo đến các em… thì đâu đến nỗi!

Hiện nay, tình trạng bạo hành, ngược đãi, thiếu trách nhiệm, thờ ơ, sống thiếu tình thương với trẻ em ngày càng gia tăng vì vậy mà đã xảy ra những vụ việc đau lòng, gây bất bình trong xã hội. Điều đáng quan tâm là những em bé bị bạo hành không chỉ đau đớn về thể xác mà còn bị tổn thương về tinh thần, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách về sau. Tất nhiên, những kẻ bạo hành với trẻ em, thiếu tinh thần trách nhiệm gây ra hậu quả sẽ bị pháp luật trừng trị. Những người cha, người mẹ do thờ ơ, thiếu trách nhiệm, bạo hành với con cái có thể không bị xử lý về mặt pháp luật nhưng “bản án lương tâm” sẽ giày vò họ suốt cuộc đời.

Để những vụ việc như trên xảy ra trước tiên là trách nhiệm của cán bộ các cấp, các ngành, đoàn thể ở địa phương và trách nhiệm của toàn xã hội, điều đó đã được quy định rõ trong nhiều văn bản pháp luật. Có người cho rằng nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta còn thiếu văn bản, chế tài pháp lý; năng lực của cán bộ cơ sở còn yếu kém; nhận thức của người dân còn hạn chế... Tại sao, chúng ta đã có đủ văn bản pháp luật, chính sách, quy định về trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội để bảo vệ trẻ em mà vẫn xảy ra tình trạng bạo hành trẻ em nghiêm trọng như vậy?

Để thực hiện tốt Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, chấm dứt nạn bạo hành, ngược đãi, thiếu trách nhiệm với trẻ em, chúng ta phải tuyên truyền nhiều hơn nữa về pháp luật và giáo dục ý thức sống bình đẳng, thân ái trong môi trường sống đang bị kinh tế thị trường tác động sâu sắc. Đối xử với trẻ em, người lớn không những phải tôn trọng các em mà còn phải dành cho các em tất cả tình thương, lương tâm và trách nhiệm. Có như thế, trẻ em mới thực sự được sống trong môi trường lành mạnh./.

(Theo: Bùi Ngọc Nội/QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất