Thứ Hai, 23/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Chủ Nhật, 13/5/2012 11:25'(GMT+7)

Nền tảng văn hóa dân tộc và văn nghệ sĩ trẻ

Các nghệ sĩ trẻ trong chương trình "Lối cũ ta về".

Các nghệ sĩ trẻ trong chương trình "Lối cũ ta về".

Vì thế, từ nhận thức nghiêm túc về sự cấp thiết trong việc xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, hơn nửa thế kỷ qua, Ðảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể để bồi dưỡng và đào tạo, giúp văn nghệ sĩ trẻ có điều kiện phát huy tài năng, trưởng thành về nghề nghiệp, tiếp bước thế hệ đi trước, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Và trên thực tế, sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, trực tiếp là các cơ quan tổ chức và quản lý văn học - nghệ thuật, đã mang lại nhiều kết quả tích cực, biểu hiện qua các tác phẩm văn học - nghệ thuật có giá trị tư tưởng - nghệ thuật tốt, được công chúng tán thưởng, mỗi thời kỳ đều có một số tác giả trẻ in dấu ấn của họ vào đời sống văn học - nghệ thuật nói chung.

Tuy nhiên so với trước đây, ngày nay, điều kiện phát triển của văn nghệ sĩ trẻ đã xuất hiện những yếu tố khác, mà nổi lên là ảnh hưởng của một số xu hướng văn học - nghệ thuật du nhập từ nước ngoài; quan niệm thái quá về lợi ích; hành vi cực đoan khi xây dựng hình ảnh trước công chúng, là sự "lên ngôi" của hệ thống truyền thông... Các yếu tố này phối kết với nhau, tác động đồng thời tới đời sống tinh thần của văn nghệ sĩ trẻ; và nếu họ thiếu bản lĩnh, thiếu tự trọng, dễ dãi, háo danh, sẽ bị cuốn vào các xu hướng sáng tạo nghệ thuật tầm thường, thực dụng và dung tục (mà điển hình gần đây là câu nói "Yêu mà không có tiền thì cạp đất ra mà ăn à?" của một người mẫu, hoặc hình ảnh ăn mặc phản cảm của ca sĩ TM trong đêm nhạc Ngàn sao hội tụ tối 20-4!), rồi học theo nước ngoài một cách vô lối, tự coi mình như "cái rốn của vũ trụ", phủ nhận thành tựu của người đi trước,... đưa tới sự ra đời một số quan niệm, xu hướng khác lạ, xa rời bản sắc văn hóa dân tộc, thậm chí thiếu văn hóa... Ðáng tiếc, với văn học - nghệ thuật Việt Nam trong thời gian qua, vấn đề nói trên không còn là cảnh báo, mà đã trở thành các kiểu loại hiện tượng gây bức xúc trong dư luận xã hội và cơ quan chức năng đã nhiều lần phải xử lý.

Cho đến nay, đã có nhiều phân tích để xác định nguyên nhân của tình trạng, và nhìn chung đều nhấn mạnh tới ý thức công dân, sự tự ý thức về vai trò của nghệ sĩ, và về văn hóa, nhận xét sau đây của họa sĩ Phan Cẩm Thượng có thể sẽ đem tới một tham vấn cần thiết: "Nghệ sĩ trẻ Việt Nam có nhiều vấn đề chung với nghệ sĩ trẻ thế giới, nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt của đất nước, họ có nhiều điểm riêng biệt, trong đó nổi lên là ý thức cá nhân rất nhợt nhạt... Nền tảng văn hóa dân tộc dường như còn rất ít ý nghĩa, nếu không muốn nói cản trở tham vọng của các nghệ sĩ trẻ. Họ đôi khi nói tiếng Anh thành thạo hơn tiếng Việt, và quan niệm về nền tảng văn hóa cũng hoàn toàn khác, tức là không nhất thiết phải có nền tảng gì, cần gì thì đọc nấy, tra cứu trên mạng, không cần tu dưỡng một đời sống tâm hồn theo nền văn hóa nào, hoặc nếu có là một thứ văn hóa ăn ngay, tự do, nhất thời".

Nguyễn Hòa/ Nhân Dân 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất