Thứ Năm, 28/11/2024
Diễn đàn
Thứ Tư, 10/11/2010 21:16'(GMT+7)

Ngày Mỹ rải dioxin xuống Việt Nam là "ngày ô nhục"

Ông Len Aldis và một em bé nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

Ông Len Aldis và một em bé nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

Chủ tịch Aldis nêu rõ ngày 10/8/1961 - ngày đầu tiên của chiến dịch rải chất độc hóa học này - là ngày đáng hổ thẹn. Ông kêu gọi mọi người hãy nghĩ đến số người chết trong suốt chiến dịch kéo dài 10 năm này và hàng triệu người sinh ra sau năm 1975 khi chiến tranh kết thúc đã bị tàn phế cả về tinh thần và thể chất do hậu quả của chất độc da cam/dioxin.

Theo ông, Monsanto cùng các công ty hóa chất khác của Mỹ phải chịu trách nhiệm về hậu quả đau đớn này.

Theo TTXVN, Chủ tịch Aldis nêu rõ ban lãnh đạo công ty Monsanto hiện nay không thể không biết đến chất độc da cam/dioxin cũng như ảnh hưởng của nó tới con người và môi trường tại Việt Nam. Ông cho rằng thật đáng hổ thẹn khi Monsanto vẫn luôn phủ nhận trách nhiệm của mình đối với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và từ chối bồi thường thiệt hại cho họ.

Trong thư có đoạn viết: "Thưa các bạn, năm 2011 sẽ tròn 50 năm ngày quân đội Mỹ bắt đầu rải chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam, đó là ngày 10/8/1961. Đó là ngày mà hàng triệu người Việt Nam và bạn bè ở nhiều nơi trên thế giới nhớ đến như một ngày đáng hổ thẹn!"

Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt Len Aldis, 80 tuổi, là một người bạn thân của nhân dân Việt Nam, một người bạn đặc biệt đối với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Ông bắt đầu đến Việt Nam từ năm 1989 và kể từ đó đến nay, năm nào ông cũng sang Việt Nam để gặp gỡ và giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Ông đã ủng hộ 50.000 bảng Anh (khoảng 75.000 USD) qua Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và có nhiều sáng kiến gây quỹ cho những hoạt động nhân đạo này.

Năm 2009 ông mở một website lấy chữ ký những người ủng hộ đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam để gửi đến Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nghị sỹ Mỹ. Đến nay đã có hơn 3.380 người ký vào bản kiến nghị này.

Ông Aldis cũng thường được mời đến các trường đại học ở Anh nói chuyện với sinh viên về vấn đề ca các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và trao đổi về vấn đề này tại các cuộc gặp gỡ với công chúng ở Thụy Điển, Đan Mạch, Đức và Pháp./.

TG
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất