“Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới” là một trong các tiêu chí quan trọng mà Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đặt ra. Đây cũng là vấn đề cấp bách cần giải quyết để báo chí Việt Nam tiếp tục phát triển, góp phần xây dựng nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng và nhân văn, luôn là địa chỉ tin cậy của xã hội và công chúng.
Những năm qua, việc quá nhiều cơ quan xin giấy phép xuất bản báo, tạp chí đã khiến cho toàn cảnh báo chí ở Việt Nam có phần trở nên lộn xộn, chồng chéo. Ðáng lo ngại là trong khi số lượng ấn phẩm báo chí gia tăng thì chất lượng lại có biểu hiện sa sút, đặc biệt là hiện tượng xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo thị trường,... trở nên khá phổ biến. Trong bối cảnh đó, việc quy hoạch phát triển, quản lý báo chí đã và đang trở nên rất cấp thiết.
(TG) - Lịch sử chính trị phát triển của các chính đảng trong thế giới cận, hiện đại đã chứng minh, bất kỳ chính đảng nào ra đời cũng có chủ nghĩa của nó, bởi có chủ nghĩa mới có thể tổ chức thành chính đảng. Theo đó, một chính đảng mạnh bao giờ cũng phải có chủ nghĩa “làm cốt” và nền tảng lý luận khoa học dẫn đường. Nếu không, chính đảng ấy sẽ mất phương hướng, “lúng túng như nhắm mắt mà đi” và tất yếu, cách mạng sẽ khó thành công, thậm chí thất bại.
(TG) - Trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, có hai lần thuật ngữ tuyên giáo được sử dụng làm tên gọi cho một cơ quan tham mưu của Đảng và theo đó thuật ngữ công tác tuyên giáo ra đời, tồn tại cho đến ngày nay.
Sau khi thực hiện thành công chiến lược “Diễn biến hòa bình” làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, Mỹ tiếp tục sử dụng chiến lược này để loại bỏ chính thể ở những quốc gia không chấp nhận vai trò lãnh đạo của Oa-sinh-tơn. Trong đó, Vê-nê-du-ê-la đã và đang trở thành tâm điểm chống phá.
Khái niệm đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh đề cập ở nhiều tác phẩm mà tiêu biểu nhất ở 3 tác phẩm: “Đường Cách mệnh” (1927), “Sửa đổi lối làm việc” (1947) và “Đạo đức cách mạng” (1958). Đặc biệt, trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, Hồ Chí Minh đã trình bày một cách toàn diện, hệ thống về nguồn gốc, vai trò, nội dung, giá trị của đạo đức cách mạng và nêu đầy đủ các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên. Những chuẩn mực này được đặt trong mối quan hệ biện chứng với nhau và trong từng nội dung của mỗi chuẩn mực cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc nghiên cứu góp phần làm rõ những vấn đề này nhằm cung cấp những căn cứ cần thiết cho việc nghiên cứu, học tập đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay.
Từ vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ, nguồn lực con người, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã thông qua Nghị quyết số 02-NQ/HNTW, ngày 24-12-1996, “Về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” và Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 18-6-1997, “Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
(TG) - Trong kho tàng lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam có một nội dung bao chứa rộng lớn cả về lý luận và thực tiễn, nhằm xây dựng chế độ mới và giải phóng con người, vì con người, đó là: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”(1). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, minh triết đó đã trở thành phương châm hành động, sợi chỉ đỏ xuyên suốt của cách mạng Việt Nam.
Hà Tĩnh hiện có 13 trung tâm bồi dưỡng chính trị (TTBDCT) huyện, thành phố, thị xã. Thời gian qua, các trung tâm đã nỗ lực nâng cao chất lượng toàn diện đáp ứng yêu cầu tình hình mới, nhưng vẫn còn không ít khó khăn, bất cập.
Hội nghị Trung ương 8 khóa XII ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Đại diện các tầng lớp nhân dân bày tỏ sự tin tưởng vào quy định mới của Trung ương sẽ góp phần tích cực thúc đẩy xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao phát huy hiệu quả vai trò giám sát, góp ý kiến trực tiếp của người dân với Đảng, Nhà nước, thông qua các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể.
Vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp là những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy tắc xử sự trong hoạt động tư pháp, do người (có thẩm quyền hoặc có liên quan đến hoạt động tư pháp) thực hiện trong quá trình thực thi các hoạt động tư pháp đã cố ý hoặc vô ý xâm hại đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án, xâm phạm đến quyền con người và xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, xã hội.
Trong mọi giai đoạn cách mạng, đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn luôn có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và toàn Đảng cũng như sự thành bại của cách mạng. Bởi vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên về mọi mặt luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp thiết.