(TG)-Cách đây đúng 65 năm, vào ngày 21-7-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Ðông Dương kết thúc, Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam được ký kết, ghi mốc son quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc ta trong thế kỷ XX, đánh dấu thành quả của "trận đánh" lớn đầu tiên trên vũ đài quốc tế của nền ngoại giao Cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
(TG) - Có một thời kỳ khá dài do những nguyên nhân khách quan và cả chủ quan, ở các nước xã hội chủ nghĩa tồn tại một quan niệm rất sai lầm là ở các nước tư bản chủ nghĩa vẫn duy trì quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (tư hữu) không có gì khác với giai đoạn đầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Còn “công hữu” dưới hai hình thức “quốc doanh và tập thể” là đặc trưng riêng có của chủ nghĩa xã hội.
(TG)- Không chỉ là người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh còn là một nhà báo tài năng, tâm huyết.
Những năm gần đây, hội nhập quốc tế ngày càng nhanh và mạnh mẽ, các quan điểm, xu hướng mới du nhập vào nước ta là tất yếu, không thể tránh khỏi và quá trình này cũng là “thời cơ” để các thế lực thù địch lợi dụng đẩy mạnh âm mưu “diễn biến hòa bình”. Trong lĩnh vực báo chí, chiêu bài “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” trở thành “vũ khí” để các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng chống phá ta trên mặt trận tư tưởng. Chính vì vậy, bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí là yêu cầu quan trọng, cấp thiết, là cơ sở vững chắc để tránh “bẫy tự do báo chí” của các thế lực thù địch trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế của nước ta.
Với sự xuất hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, giai cấp công nhân - chủ thể và là sản phẩm xã hội của nền “đại công nghiệp”, đã trở thành luận chứng thực tiễn cho phát hiện lý luận vĩ đại của C. Mác về “sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân”. Và, cũng như vậy, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) sẽ tiếp nối lô-gíc đã từng được lịch sử minh chứng.
Trường chính trị cấp tỉnh có vị trí, vai trò quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho hệ thống chính trị cơ sở. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của các trường chính trị cấp tỉnh cần phải được xây dựng một cách đồng bộ, toàn diện. Những năm qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các tỉnh ủy, thành ủy đã xác định một số quan điểm chỉ đạo, chính sách quan trọng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống trường chính trị cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ.
(TG) - Đối với các cơ quan báo chí nói chung, vai trò của đội ngũ cộng tác viên rất quan trọng, từ khâu đầu vào - sáng tạo tác phẩm cho tới khâu đầu ra - phát hành trong công chúng. Với những đặc thù của mình, các tạp chí của Đảng càng cần phải xây dựng được lực lượng cộng tác viên tương xứng vị trí, vai trò, nhiệm vụ chính trị; trong đó có đội ngũ cộng tác viên phát hành, bạn đọc.
(TG) - Đảng cương - Quốc pháp - Lòng Dân và Tín nhiệm quốc tế là bốn phương diện hợp thành công cụ và động lực của cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay.
(TG) - Nghiên cứu khuôn mẫu, xu hướng biến đổi, sự kế thừa và tiếp nhận những giá trị mới, những thách thức và cơ hội về xây dựng giá trị gia đình trong bối cảnh mới đem đến kết quả định vị được một số giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách.
Chủ nghĩa dân túy là hiện tượng phức tạp, được chú ý nhiều trong đời sống chính trị trên thế giới hiện nay. Bài viết phân tích nguồn gốc, đặc trưng của chủ nghĩa dân túy và những biểu hiện chính của nó trong thế giới đương đại; đồng thời phân tích những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam hiện nay, mặc dù nó chưa trở thành trào lưu điển hình và chưa chi phối đời sống chính trị - xã hội nhưng đã xuất hiện và có nguy cơ tạo ra những hậu quả tiêu cực nếu chúng ta không nhận diện và đấu tranh, ngăn ngừa kịp thời.
Quy hoạch phát triển, quản lý báo chí là việc làm đúng đắn, cần thiết của Chính phủ để sắp xếp, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, phát triển hệ thống báo chí, khẳng định vai trò của báo chí với sự phát triển xã hội và con người.
(TG) - Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thấy việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các tổ chức quốc tế và các nước lớn trên thế giới có ý nghĩa chiến lược đối với vận mệnh của dân tộc, nhất là trong tình thế cách mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Là tiếng nói của Đảng, của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể và là diễn đàn rộng rãi của nhân dân, 94 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN.