(TG) - Sự đa dạng, uyển chuyển của lối sống và sự chặt chẽ, “khô cứng” của những chế định pháp luật là hai biểu hiện hành vi rõ nhất trong mỗi con người, mỗi cộng đồng. Sự dung hòa và ứng biến này trong từng không gian cụ thể thể hiện rất rõ trong tư duy và tính cách người Việt. Nhận diện những hành vi đó có ý nghĩa định hướng, dẫn dắt dư luận đồng thuận hướng đến những chế định pháp luật tiến bộ, văn minh nhưng không xa rời, đứt gãy với truyền thống.
Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới của đất nước đã khẳng định: Để nền kinh tế thị trường giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, cần có vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
(TG) - Dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có vai trò rất quan trọng đối với mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Để có được những quyết định đúng đắn, các cơ quan lãnh đạo, quản lý trước hết phải nắm được tâm trạng, suy nghĩ, nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để từ đó có sự định hướng dư luận xã hội tích cực.
Theo phóng viên TTXVN tại Cuba, hội thảo lý luận lần thứ tư giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Cuba với chủ đề: “Phát triển kinh tế, xã hội và công tác chính trị, tư tưởng, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng Cộng sản Cuba và Đảng Cộng sản Việt Nam” đã được tổ chức trọng thể trong hai ngày 14 và 15/11 tại thủ đô Havana.
(TG) - Tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm. Phía sau chức sắc, chức việc tôn giáo có hàng vạn tín đồ, quần chúng tin theo, nên thời kỳ nào các thế lực thù địch cũng lợi dụng tìm mọi cách chống phá, tuyên truyền những luận điệu sai trái, cho rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo. Đối với vấn đề này, cần nhìn nhận như thế nào cho đúng?
(TG) - Tác phẩm “Đạo đức cách mạng”(1) của Chủ tịch Hồ Chí Minh (bút danh Trần Lực) đăng trên Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản) tháng 12-1958 là một trong hơn 60 bài viết của Người có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh.
(TG) - Thế giới đang tiến vào kỷ nguyên số lại được chắp cánh bởi cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Chất liệu quan trọng hàng đầu của kỷ nguyên số là thông tin. Ai nắm bắt và xử lý tốt càng nhiều thông tin thì sẽ càng thành công trong mục tiêu cần đạt tới. Thông tin hiện nay trên toàn thế giới đang phát triển, lan tỏa trong điều kiện các phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại. Chưa bao giờ như bây giờ, những chính khách ở giữa Pari hoa lệ với những người đang câu cá ở Thái Bình Dương cùng xem hoặc cùng nghe về những thông tin đang diễn ra trên thế giới.
Để phát huy tính tích cực và chủ động hội nhập quốc tế của đội ngũ cán bộ, Nghị quyết số 26/NQ-TW, ngày 19-5-2018, của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã xác định các mục tiêu, yêu cầu, lộ trình cụ thể về năng lực làm việc trong môi trường quốc tế của đội ngũ cán bộ các cấp. Đây là một thách thức rất lớn đối với cả chủ thể quản lý và bản thân cán bộ, đòi hỏi các cấp, các ngành phải xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ rất khoa học, bài bản và mỗi cán bộ phải xác định rõ trách nhiệm và tìm động lực mới cho phát triển.
Nguyên tắc làm cơ sở cho chính sách đối ngoại của V.I.Lênin là chung sống hòa bình, không can thiệp vào nội bộ của các nước khác, về quyền bình đẳng và hai bên cùng có lợi, chỉ cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc con đường đấu tranh giành thống nhất và độc lập dân tộc.
(TG)- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, ban, ngành chức năng về văn hóa, phát triển văn hóa và con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và con người Việt Nam; đồng thời, gắn nhiệm vụ xây dựng văn hoá với xây dựng kinh tế và xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, coi đó là nền tảng, là cái gốc của người cách mạng.
Đại hội XII của Đảng (1-2016) nêu lên sáu nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có nhiệm vụ thứ sáu: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”(1). Vấn đề xây dựng con người Việt Nam cần đặt trong cả một giai đoạn, ít nhất là từ nay đến khoảng 10 năm tới. Những điểm nhấn nào cần được nêu lên để hướng vào việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước?
(TG) - Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã đi vào lịch sử với tính chất đột phá mở đường và dẫn đường; là một thành tựu lớn trong tiến trình của lịch sử nhân loại với lý tưởng vô cùng cao đẹp là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, thực hiện hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Sau khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, những người theo xu hướng xã hội chủ nghĩa ở phương Tây đã có những thay đổi về mặt nhận thức và quan điểm. Xuất phát từ thực tiễn các nước tư bản phát triển, phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế và đánh giá về chủ nghĩa xã hội hiện thực ở châu Âu những quan điểm của họ là rất đáng được quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu.
Hơn 30 năm đổi mới cũng là hơn 30 năm phát triển lý luận của Đảng ta về kinh tế tư nhân với ba bước đột phá căn bản: 1) Đại hội VI với những nhận thức mới về vai trò, vị trí lâu dài của kinh tế tư nhân; 2) Đại hội X với nhận thức mới về kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế; 3) Đại hội XII với quan điểm kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Để thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, Hội nghị Trung ương 5 đã ra Nghị quyết số 10 về phát triển kinh tế tư nhân.