Cán bộ, đảng viên, người đứng đầu các cấp vi phạm trong việc thực thi quyền lực được giao phải có hình thức xử lý kịp thời, chính xác, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, không có vùng cấm, không có vùng trống, không có ngoại lệ, không có nhân nhượng, bất kể người đó là ai, giữ cương vị nào, để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng.
Ngày 25/5, tại Hưng Yên, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên tổ chức hội thảo "Rèn luyện đạo đức và kỹ năng làm báo trong thời đại 4.0" với sự tham gia của nhiều đại biểu đến từ các cơ quan báo chí của hơn 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
Tâm lý tiểu nông là một trong những nguyên nhân dẫn tới hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ hiện nay. Những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông là thiển cận, cục bộ địa phương, dòng họ, tùy tiện, vô nguyên tắc... Do vậy, cần có các giải pháp khắc phục những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong công tác cán bộ.
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn, toàn diện. Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và con người, nhận thức lý luận của Đảng ta cũng đã có những thành tựu không nhỏ, góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới.
Trước hết, cần phải khẳng định rõ, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong mỗi thời kỳ lịch sử, việc đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, củng cố niềm tin, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực tiễn.
Năng suất lao động là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao thu nhập, tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt cho người lao động. Ở cấp độ quốc gia, trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt hiện nay, năng suất lao động xã hội là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của cả nền kinh tế.
Nói một cách cô đọng nhất về giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị sự nghiệp của Người là giá trị nhân văn. Đó là giá trị tổng hợp các yếu tố chân - thiện - mỹ, thuộc bản chất người, được thể hiện qua tư tưởng, hành động của Người, từ đó lan rộng ra toàn xã hội về sự phấn đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc của mỗi người dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam và của toàn thể nhân loại. “Lời Kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn thể nhân dân Việt Nam cũng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc đó.
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới toàn diện trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển ngày càng nhanh. Xã hội đổi mới đặt ra những yêu cầu đòi hỏi lực lượng lao động, nhất là công chức phải có những năng lực mới để thích ứng.
Hiện nay, toàn hệ thống chính trị đang tập trung thực hiện đổi mới, sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tinh giản biên chế. Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp và nhạy cảm liên quan đến quyền lợi của nhiều tổ chức và con người; đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị, bản lĩnh cách mạng và trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ, công chức, của lãnh đạo các cấp, các ngành.
(TG) - Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của Đảng cộng sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất. Toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh luôn phấn đấu vì dân, vì nước.
Trong Văn kiện Đại hội XII, khi đánh giá về công tác cán bộ trong những năm vừa qua Đảng ta nhận định: “... Việc thực hiện chính sách cán bộ trong hệ thống chính trị tiếp tục được quan tâm” (1); tuy nhiên, “chúng ta lại chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu, tư vấn cấp chiến lược”(2).
Quyền lực càng cao, càng tuyệt đối, nếu không được kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến sự tha hoá. Vì vậy, khi thực hiện "nhất thể hoá", cần thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát quyền lực nói chung và kiểm soát quyền lực của người đứng đầu nói riêng nhằm xây dựng tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Cấp chiến lược là cấp lãnh đạo, quản lý cao nhất, ở tầm vĩ mô, có quy mô, mức độ rộng lớn nhất, có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với sự phát triển của đất nước, cũng như trong đối ngoại ở tầm quốc tế.
Bên cạnh các yếu tố về đạo đức, sức khỏe, tính cách..., tư duy của người lãnh đạo là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định hiệu quả lãnh đạo. Nâng cao năng lực tư duy của cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược phụ thuộc vào chính việc xác định đúng các thách thức lãnh đạo trong môi trường, bối cảnh cụ thể của người lãnh đạo đó; đồng thời, cùng với tư duy khoa học, đội ngũ lãnh đạo cấp chiến lược cần phải nâng cao năng lực tư duy khác, như tư duy hệ thống và tính sáng tạo...
(TG)-Việc nắm bắt tâm trạng, tư tưởng, lắng nghe ý chí, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, kiều bào ta ở nước ngoài là một trong những nhiệm vụ quan trọng để làm cơ sở cho Đảng và Nhà nước đề ra những chủ trương, chính sách và biện pháp, phù hợp, kịp thời, nhằm phát huy cao nhất tiềm năng, thế mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, khuyến khích kiều bào ta tiếp tục hướng về quê hương, chung sức với nhân dân cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.