(TG) - Thành công của Đảng trong hoạch định đường lối và phương pháp cách mạng thời kỳ 1930- 1945 bắt nguồn từ bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong việc tiếp thu và vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, có tham khảo những kinh nghiệm tốt của thế giới nhưng không sao chép bất cứ một mô hình có sẵn nào.
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta chỉ ra rằng, trong tất cả các giai đoạn của quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng đều có sự tham gia của MTTQ Việt Nam.
(TG) -Đồng chí Tôn Đức Thắng là “một gương mẫu đạo đức cách mạng: suốt đời cần, kiệm, liêm, chính; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”(1) - một tấm gương người cán bộ lãnh đạo luôn khiêm nhường và giản dị, trung thực và liêm khiết, nói ít làm nhiều, luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân lên trên hết, trước hết. Đó cũng là “người tiêu biểu nhất cho chính sách đại đoàn kết của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh”, “đứng vào hàng ngũ những chiến sĩ tiên phong”(2) của Đảng.
(TG) -Trong hai ngày 10 và 11-6 vừa qua, tại tỉnh Bình Thuận, hàng trăm người thiếu hiểu biết do bị một số đối tượng quá khích kích động đã tụ tập, gây rối, làm mất an ninh trật tự. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình nhanh chóng được giải quyết.Qua vụ việc này, ngành Tuyên giáo Bình Thuận đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong phòng ngừa và xử lý “điểm nóng”.
Trước viễn cảnh về sự phát triển của giáo dục trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn khi nền giáo dục của chúng ta đang còn quá nặng về truyền tải kiến thức mà chưa hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực của người học; chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý chưa đồng đều; hệ thống cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế.
Mọi cá nhân đều kỳ vọng được sống trong một xã hội công bằng. Trong xã hội này mọi cá nhân đều được bảo vệ, con người cảm giác thỏa mãn và hạnh phúc. Đề cao tinh thần công bằng khiến cho công bằng trở thành khuynh hướng giá trị trọng tâm, tạo thành cơ sở để đánh giá hành vi của con người và chế độ xã hội có tính hợp lý và chuẩn mực.
Trong xu thế phát triển triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, kinh tế số, sự bùng nổ của khoa học - công nghệ và sự cạnh tranh sức mạnh tổng hợp giữa các quốc gia diễn ra quyết liệt, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Từ khi tiến hành đường lối đổi mới đến nay, nhận thức, chủ trương của Đảng về kinh tế tư nhân ngày càng được bổ sung, hoàn thiện. Các hoạt động lập pháp nhằm tạo hành lang pháp lý cho kinh tế tư nhân phát triển, diễn ra mạnh mẽ, thể chế hóa, đưa đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các nhà lãnh đạo nữ có phong cách lãnh đạo có thể giống hoặc khác với nam giới, câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có nên coi vấn đề tăng số lượng phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý là quan trọng không? Cần làm như vậy cho “phải phép” hay việc nhiều phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị thực sự mang lại lợi ích cho quá trình phát triển của đất nước?
(TG)-Công tác tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục, bồi đắp tư tưởng chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời là vũ khí sắc bén đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động trong toàn xã hội.
(TG)- “Hoạt động của các đồng chí tuyên huấn đã góp phần quan trọng của mình vào việc xây dựng Đảng, củng cố lòng tin, cổ vũ tinh thần chiến đấu ngoan cường của nhân dân Khu 5 quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Nhiều đồng chí đã bám sát cơ sở, bám sát quần chúng và đã hy sinh anh dũng trong lúc làm nhiệm vụ. Ban Tuyên huấn đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Công lao của các đồng chí thật vẻ vang, sự cống hiến của đồng chí thật quý báu, sự hy sinh của các đồng chí, nhân dân còn nhớ mãi”.
Tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, nhận thức lý luận của Đảng ta trong lĩnh vực văn hóa tiếp tục có bước phát triển đột phá khi xác định gắn xây dựng văn hóa với xây dựng con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước với quan điểm phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp.
(TG) - Thời gian qua, công tác tuyên truyền về Chỉ thị 05-CT/TW, cũng như về Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng được quan tâm thực hiện ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương trên cả nước và đã đạt được nhiều kết quả cụ thể, thuyết phục.
Tại Đại hội XII, nội dung xây dựng Đảng được hình dung một cách toàn diện, không chỉ là xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức mà còn đặc biệt nhấn mạnh xây dựng Đảng về đạo đức, nói rộng hơn là xây dựng Đảng về văn hóa, đưa văn hóa vào trong Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, phát huy sức mạnh nội sinh của văn hóa, để thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, bản lĩnh cầm quyền của Đảng, không ngừng bồi đắp mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, củng cố và phát huy niềm tin của nhân dân với Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân.
Vấn đề đạo đức trong văn học, nghệ thuật hiện nay không hoàn toàn mới nhưng lại là vấn đề bức xúc được thực tiễn đặt ra và có ý nghĩa lâu dài trong xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.