Thứ Bảy, 28/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Sáu, 2/4/2010 7:42'(GMT+7)

Nhìn lại một năm của ngành sân khấu và lễ trao giải kịch bản, vở diễn 2009 cho các tác giả, tác phẩm xuất sắc.

1. Từ “chất liệu” Kịch bản

   Năm 2009, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã tổ chức được rất nhiều trại sáng tác kịch bản sân khấu. Hội đã nhận được gần 100 tác phẩm của các tác giả, trong đó có rất nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao ở tất cả các thể loại: tuồng, chèo, kịch nói…về các chủ đề khác nhau như lịch sử, truyền thuyết dân gian, chiến tranh cách mạng và cuộc sống hiện đại hôm nay. Hòa chung không khí đất nước chào mừng Thủ đô trong 1000 năm tuổi, mảng đề tài về Thăng Long – Hà Nội được rất nhiều tác giả tìm tòi, sáng tạo. Phải nói rằng ở bất cứ một mảng đề tài nào các tác giả cũng cố gắng truyền đạt những “thông điệp” ý nghĩa nhất, cái mong mỏi của người nghệ sĩ hướng tới cái “đẹp”, cái “chân, thiện, mỹ” của cuộc đời.

   Nhưng bên cạnh đó, một thực tế là trên những sàn diễn còn có những “hạt sạn” mà nghệ thuật nói chung và sân khấu nói riêng không thể truyền tải hết tới người xem. Những cung bậc cảm xúc, những vấn đề xã hội bức thiết còn mơ hồ, chung chung. Chúng ta còn thiếu những con người như : Chí Phèo, Thị Nở,..hay như những Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, “Em Chã” một thời…Những hình tượng ấy là những nhân vật điển hình luôn đọng mãi trong lòng khán giả thì nay ít xuất hiện những kiểu nhân vật như thế trên sân khấu??! Chúng ta cần lắm những tư duy mới, những sáng tạo đột phá trong cách thể hiện, tạo ấn tượng mạnh mẽ tới người xem, tránh những cái cũ kỹ, sáo mòn như ở một số kịch bản.

2. Tới các Vở diễn sân khấu

   Tổng kết đánh giá năm 2009 của ngành sân khấu với nhiều đợt hội diễnở nhiều vùng miền: Kịch nói và Cải lương ở Tp Hồ Chí Minh, Chèo ở Quảng Ninh, Tuồng và dân ca ở Đà Nẵng…Hội diễn là nơi thể hiên tài năng, đua tài của các đoàn nghệ thuật ở các địa phương trong cả nước. Nhiều vở diễn tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả về sự tinh tế, hào hùng, lối diễn sinh động, gợi cảm của các nghệ sĩ. Đề tài chiến tranh và hậu chiến được dàn dựng công phu, hoành tráng, thể hiện được hào khí trong chiến đấu, nét bi tráng của người lính; cái gay gắt, trần trụi, cảm động trước tâm tư, tình cảm số phận con người trước những vấn đề xã hội hôm nay phải đối mặt.

   Bên cạnh những vở diễn thành công được đông đảo khán giả hưởng ứng thì còn một số vở diễn chưa có tính thuyết phục, nội dung sơ sài, khó hiểu, chưa thể hiện được tính nhất quán của tác phẩm.

   Trong buổi lễ trao giải kịch bản và vở diễn 2009, NSND Doãn Hoàng Giang đã phát biểu: “ Một nền sân khấu mạnh mẽ và khởi sắc là phải có một nền lý luận vững chắc, phải có những nhà phê bình sắc sảo, công tâm và hiểu biết như cổ nhân từng nói: “Những ngọn roi quất cho con ngựa sáng tạo phi lên những con đường thênh thang của nghệ thuật”. Tiếc rằng lâu nay sân khấu đang thiếu đi một người bạn đồng hành đúng nghĩa như nghiên cứu, lý luận và phê bình!”.

   Ngày 31/03/2010 vừa qua buổi lễ tổng kết năm 2009 của Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã diễn ra long trọng. Cũng nhân dịp này ngày, Hội đã tiến hành trao thưởng cho các tác giả có tác phẩm xuất sắc tham gia dự thi sáng tác các thể loại vở diễn sân khấu; Ấn phẩm, sách – Nghiên cứu – Lý Luận.

*Giải cho các vở diễn sân khấu:

- Giải A: Được trao cho 10 tác phẩm:

1. Vở diễn cải lương “Trọn đời trung hiếu với Thăng Long” của tác giả Phạm Văn Quý, đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai, đ/v Nhà hát Cải lương Việt Nam

2. Vở chèo “Linh khí Hoa Lư “ của tác giả Bùi Vũ Minh, đạo diễn, Lê Hùng, đ/v nhà hát chèo Ninh Bình

3. Vở chèo “Chiến trường không tiếng súng” của tác giả Phạm Văn Quý, đạo diễn NSƯT Lê Huệ, đ/v nhà hát chèo Nam Định.

4. Vở kịch nói “Mẹ và người tình” của tác giả Lê Chí Trung, đạo diễn Minh Nhí, đ/v Cty cổ phần sân khấu điện ảnh Vân Tuấn CORP

5. Vở kịch nói “Nỏ thần” của tác giả Lê Duy Hạnh, đạo diễn Đỗ Đức Thịnh, đ/v Cty cổ phần sân khấu điện ảnh Vân Tuấn CORP

6. Vở kịch nói “Mỹ Nhân và Anh hùng” của tác giả Chu Thơm, đạo diễn NSND Lê Hùng, đ/v nhà hát kịch Việt Nam

7. Vở cải lương “Dời đô” của tác giả Lê Duy Hạnh đạo diễn NSƯT Giang Mạnh Hà, đ/v đoàn cải lương Đồng Nai

8. Vở cải lương “Trở về miền nhớ” của tác giả Lê Duy Hạnh, đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang – Trần Thắng Vinh, đ/v Đoàn cải lương Đồng Tháp

9. Dân ca “Một cây làm chẳng nên non” của tác giả Nguyễn Đăng Chương, đạo điễn NSND Xuân Huyền, đ/v Trung tâm bảo tồn và phát triển dân ca xứ Nghệ

10. Vở tuồng “Hồn Viêt” của tác giả NSND Lê Tiến Thọ và Đoàn Thanh Tâm, đạo diễn NSƯT Hoàng Ngọc Đình, đ/v nhà hát tuồng Đào Tấn

- Giải B: Có 22 tác phẩm đoạt giải B

*Giải cho các Ấn phẩm, sách nghiên cứu – lý luận:

- Giải A: có 01 giải

1. Ấn phẩm “Đào Tấn” của tác giả Vũ Ngọc Liễn ở Bình Định

- Giải B: có 03 giải

1. Ấn phẩm “Chầu đôi” của tác giả Trúc Tôn Phạm Phú Tiết, Bình Định

2. Ấn Phẩm “Cuốn theo kịch trường” của tác giả cố NSƯT Vũ Hà, Hà Nội

3. Ấn phẩm “Kịch nói Tp HCM – Một chặng đường” của tác giả Nguyễn Văn Thành, Hà Nội

- Giải C: có 04 giải
- Giải khuyến khích: có 01 giải
                                                                                                                       Tuấn anh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất