Thứ Sáu, 29/11/2024
Diễn đàn
Thứ Ba, 6/10/2009 15:52'(GMT+7)

Phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nền kinh tế

Tác động trực tiếp của Biến đổi khí hậu : đất cằn cỗi

Tác động trực tiếp của Biến đổi khí hậu : đất cằn cỗi

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề môi trường trọng tâm của tất cả những quốc gia trên thế giới hiện nay. Việt Nam là một trong 5 quốc gia được xác định chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH toàn cầu, chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Vừa qua, Bộ Tài nguyên – Môi trường đã công bố các Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam. Các kịch bản được xây dựng đến cuối thế kỷ 21 cho thấy rõ những tác động của BĐKH tới Việt Nam, đặc biệt là nước biển dâng, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng và đe doạ tới ĐBSCL và ĐBSH, tác động trực tiếp đến kinh tế - xã hội nước ta những năm tới đây và kéo dài nhiều chục năm sau.

Hội thảo dưới tiêu đề " Phân tích kinh tế của BĐKH" được tổ chức nhằm đưa ra những ý kiến, những vấn đề cần quan tâm cụ thể về BĐKH và những phân tích nhiều chiều, nhất là ở góc độ kinh tế của BĐKH. Các tham luận tại Hội thảo đã đề cập đến những bằng chứng khoa học cho thấy BĐKH đã và đang diễn ra, nước ta đã bị tác động trực tiếp từ hai năm qua. Các phân tích cũng cho thấy các hoạt động của con người trong phát triển kinh tế là nguyên nhân thúc đẩy nhanh quá trình đó, đang đẩy thế giới đến một thảm hoạ sinh thái cùng những tác động không thể đảo ngược đối với sự phát triển con người.

Các tranh luận khoa học đã tập trung phân tích những tác động của BĐKH đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở nước ta. Những phân tích dưới góc độ kinh tế của các tham luận như “ Kinh tế của sự thay đổi khí hậu”, “CO2 và tăng trưởng kinh tế” , “ Kinh tế biến đổi khí hậu”,Phân tích kinh tế do biến đổi khí hậu”…đã minh chứng khủng hoảng kinh tế- tài chính và tác động của BĐKH trong những năm cuối ở thập kỷ đầu của thế kỷ 21 chính là hệ luỵ từ phát triển không bèn vững, dẫn đến BĐKH, mà hậu quả của nó đang là những nhiễu loạn khí hậu như gia tăng thiên tai, ngập lụt, bão lũ, động đất cùng cácchậu quả tác động tổng thể của nó đến an sinh xã hội, nhất là đối với những quốc gia mà khả năng chống đỡ yếu kém, đói nghèo, chậm phát triển như các nước trong khu vực chúng ta. Và do đó, bình thường tăng trưởng một GDP phải mất 0,3 – 0,4 % GDP cho xử lý môi trường, thì với hậu quả từ tác động của BĐKH, các chi phí cho môi trường và phục hồi sinh thái sẽ phải tốn gấp nhiều lần GDP tăng trưởng, thậm chí đẩy lùi sự phát triển kinh tế và các giá trị văn hoá, giá trị nhân văn của quốc gia, của nhân loại..

Các nhà khoa học cũng đưa ra những nhận định, phân tích những nguyên nhân và nêu rõ: giá trị bền vững của sự phát triển, trước hết từ nhận thức về các giá trị nhân văn của nhân loại đối vói sinh quyển, trong đó giá trị của tài nguyên thiên nhiên phải được lượng giá và hạch toán trong giá trị tài sản và trong nguồn vốn xã hội của mỗi quốc gia.

Về những giải pháp thích ứng với BĐKH, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngoài biện pháp quản lý lượng khí phát thải từ các nhà máy công nghiệp - biện pháp cơ bản để hạn chế tình trạng BĐKH trong tương lai - các phương tiện giao thông …còn nhiều các giải pháp khác rất hiệu quả như: Duy trì và tăng diện tích rừng bởi với Việt Nam, tăng cường công tác trồng rừng có thể là một trong những biện pháp có hiệu quả nhưng cũng cần nghiên cứu những cơ chế chi trả dịch vụ môi trường, hỗ trợ quốc tế…; Áp dụng các biện pháp quản lý sản xuất nông nghiệp theo hướng giảm lượng khí phát thải ( thông qua việc quản lý sử dụng đất, sử dụng phân bón hữu cơ, khôi phục những vùng đất bị thoái hoá); Tăng cường sử dụng năng lượng sạch, năng lượng có thể tái tạo( năng lượng sinh học, mặt trời, gió, thuỷ điện…).

Các nhà nghiên cứu chỉ ra, trên thực tế, mặc dù Việt Nam đã và đang triển khai một số chương trình, dự án liên quan đến BĐKH, tuy nhiên khái niệm về BĐKH, tác động tiềm tàng của BĐKH và tính chất cần thiết của việc triển khai áp dụng các biện pháp thích ứng với BĐKH vẫn chưa được người dân, cộng đồng nhận thức một cách đầy đủ, ngoại trừ một số đối tượng như chuyên gia nghiên cứu, một số người làm công tác phát triển, một số cơ quan nhà nước và một số địa phương được hưởng lợi từ các dự án có liên quan đến BĐKH( Báo cáo World Bank, 2007). Do vậy, tăng cường công tác truyền thông và các nghiên cứu nhiều hơn nữa về BĐKH, đặc biệt các nghiên cứu, phân tích kinh tế về BĐKH, là hết sức cần thiết. Đại diện ban tổ chức Hội thảo cũng lưu ý các các nhà nghiên cứu, các nhà kho học, các nghiên cứu phân tích kinh tế về BĐKH ở Việt Nam trong thời gian tới nên chăng tập trung làm rõ về ảnh hưởng của BĐKH đến các ngành kinh tế, đến mục tiêu phát triển, đặc bịêt là mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Các nghiên cứu cũng cần được triển khai để xác định các biện pháp thích ứng có hiệu quả nhất trong ngắn hạn, dài hạn. và xác định chiến lược để bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện thành công mục tiêu Xoá đói giảm nghèo, bảo đảm cuộc sốngngười dân. Đặc biệt, chiến lược và và các biện pháp thích ứng cần được tích hợp một cách đầy đủ vào chương trình kinh tế - xã hội của các địa phương , của nhà nước để có thể được triển khai có hiệu quả.

  • Thu Hiền

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất