Chủ Nhật, 24/11/2024
Tuyên truyền
Thứ Ba, 9/12/2008 17:8'(GMT+7)

Quyền con người được bảo đảm tại Việt Nam

20 tham luận của các giáo sư, tiến sỹ, các nhà nghiên cứu khoa học tại hội thảo đã đề cập tới nhiều chủ đề về quyền con người có quan hệ đến sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, nhất là trong thời kỳ đổi mới.

Phó giáo sư, tiến sỹ Vũ Đình Hòe, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, nhấn mạnh quyền con người ngày nay ở Việt Nam đã có môi trường thuận lợi hơn để phát triển, đó là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Theo ông, trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ sự hưởng thụ các quyền cơ bản của người dân cao như trong thời kỳ đổi mới, vì đổi mới là sự kế thừa những thành quả của các giai đoạn cách mạng trước đây, đồng thời là nhờ những sáng tạo và nỗ lực to lớn của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và quan trọng hơn, có mục đích cao nhất là vì hạnh phúc của nhân dân.

Các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng những quy định của pháp luật Việt Nam ngày nay đã bao quát đầy đủ và tương thích với Luật Quốc tế về quyền con người, từ các quyền dân sự, chính trị đến các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

Ngay sau khi trở thành thành viên của Liên hợp quốc năm 1977, Nhà nước Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn hầu hết các công ước quốc tế quan trọng về quyền con người, trong đó có hai công ước bao quát đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của con người là Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị 1966 và Công ước quốc tế, về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966.

Việt Nam cũng đã luật hóa các công ước nói trên vào hệ thống pháp luật quốc gia. Từ năm 1986 đến nay, Quốc hội đã thông qua 58 Luật, 43 Pháp lệnh, trong đó có những bộ luật lớn trực tiếp bảo đảm các quyền con người như Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ Luật Lao động và Luật Chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.

Trong tham luận về thành tựu bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng ở Việt Nam, Phó Ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Thanh Xuân, nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Sinh hoạt tôn giáo của chức sắc, tín đồ được các cấp chính quyền quan tâm và tạo điều kiện; việc phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo cũng như việc xuất cảnh của chức sắc tôn giáo được giải quyết nhanh chóng và thuận tiện.

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo được duy trì và mở rộng, đáp ứng nhu cầu của các tổ chức tôn giáo. Bên cạnh đó, chính quyền luôn quan tâm và tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo giao lưu, hợp tác quốc tế cũng như xây dựng, tu bổ, sửa chữa cơ sở thờ tự.

"Những chuyển biến trong đời sống tôn giáo đã thể hiện những tiến bộ của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền tôn giáo," ông Xuân khẳng định.

Cũng tại hội thảo, nhiều đại biểu đã phát biểu về các vấn đề liên quan đến nhân quyền như tự do báo chí, tự do ngôn luận, thành tựu trong việc bảo đảm quyền của người bị tước tự do và đặc xá ở Việt Nam, vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng./.

TG

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất