Theo Nghệ sỹ nhân dân Thanh Tâm, người nhiều năm giảng dạy và biểu diễn về
Đàn bầu: “Tuy rằng chúng ta chưa có văn bản chính xác nào về
thời gian ra đời của cây Đàn bầu, nhưng có thể khẳng định nó là cây đàn
bản địa của người Việt...".
Đàn bầu là một nhạc cụ dân tộc truyền thống của Việt Nam, đã tồn tại
cùng với đời sống của dân tộc ta qua rất nhiều thế hệ, đó như là một
điều hiển nhiên không cần minh chứng, thế nhưng trong thời gian gần đây,
dư luận lại đang nóng lên bởi những lo lắng về bản quyền của cây đàn
bầu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, vây trên thực tế chúng ta
có cần lo lắng về vấn đề này hay không?
Theo Nghệ sỹ nhân dân Thanh Tâm, người nhiều năm giảng dạy và biểu diễn
về Đàn bầu nhận định: “Tuy rằng chúng ta chưa có văn bản chính xác nào
về thời gian ra đời của cây Đàn bầu, nhưng có thể khẳng định nó là cây
đàn bản địa của người Việt. Nhiều truyền thuyết về cây đàn này cũng đều
xuất phát từ Việt Nam mà không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Điểm chung trong các truyền thuyết là câu chuyện của những người lao
động lương thiện, có số phận kém may mắn, được trời (Phật hay ông bụt)
cho cây đàn để kiếm sống".
"Là cây đàn sinh ra trong cuộc sống lao động khốn khó của tầng lớp thấp
trong xã hội, nên đàn bầu cũng thường tấu lên nỗi lòng ai oán, giai điệu
thường chậm rãi, da diết nhưng không quá bi ai, vật vã”.
Về việc có thông tin đàn bầu được nhận là của Trung Quốc, nhạc sĩ Đỗ
Hồng Quân lý giải: “Cách đây khoảng 10 năm, các chuyên gia, nghệ sĩ
Trung Quốc có sang Học viện Âm nhạc Hà Nội xin học về đàn bầu. Việc giao
lưu, học tập đó là bình thường. Các nghệ sĩ, giảng viên của chúng ta đã
hết lòng chỉ bảo".
"Thậm chí có một người trong số này đã làm luận án về đàn bầu. Thế nhưng
khi thông tin ở Trung Quốc, có phản hồi là có đàn bầu ở Trung Quốc
chúng tôi đã có tìm hiểu. Theo đó, dân tộc Kinh ở Quảng Tây cũng có đàn
tương tự đàn bầu nhưng không giống, cấu tạo và chế tác khác, hình dáng
tương tự thôi. Quan trọng nữa là không có đời sống văn hóa như đàn bầu”./.
(TTXVN)