Thứ Hai, 30/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Tư, 8/4/2009 11:5'(GMT+7)

Từ mệnh lệnh của Thăng Long đến nhiệm vụ chấn hưng văn hóa

Sẽ có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ chào mừng kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Sẽ có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ chào mừng kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Khoảng giữa hai thời điểm đó, với điếu thuốc thường trực, nhà văn đã trao đổi chân tình về câu chuyện kịch bản Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội mà ông chấp bút. Hôm nay, chỉ còn 550 ngày nữa là đến Đại lễ, Hà Nội Mới xin được gửi tới bạn đọc.

- Thưa nhà văn, ông có thể nói gì về nhiệm vụ khá nặng nề là chấp bút kịch bản Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội?

- Nói về Thăng Long - Hà Nội là nói về sự kiện cao hơn một đề tài. Chính vì thế đó không phải là một hợp đồng, tôi cũng như mọi người đến với nó một cách giản dị, không có cạnh tranh gì cả. Việc viết kịch bản cũng vậy, như một nhu cầu, cốt yếu là làm thế nào để tốt nhất, thậm chí tốt hơn chính mình. Việc dùng bao nhiêu hay thế nào không quan trọng. Tâm thế ấy khiến tôi chấp bút Đề cương kịch bản Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội với nguồn cảm hứng lớn, không tiếc và không tính gì cả.

- Ý nghĩa cũng như việc thể hiện Đề cương kịch bản đó thế nào thưa ông?

- Đề cương rất quan trọng, đó là phóng tuyến, giống như việc mở đường giúp ta nhận rõ lộ trình và đặt nền móng cho việc truyền tới người xem cảm hứng của những hoạt động cụ thể. Khi nói Thăng Long - Hà Nội là nói tới sự kết tinh văn hóa của cả đất nước, nói tới điều gì đó rất ruột thịt. Điều đó được thể hiện trên đôi cánh cảm hứng -anh hùng yêu nước và văn hóa.

Một trong hai điểm nhấn là ngày đầu tiên (1-10), ngày mở đầu Tuần văn hóa Thăng Long - Hà Nội, nói từ ngày lập quốc năm 1945 đến nay. Phải nhấn mạnh rằng đó là điểm mốc đánh dấu sự độc lập của đất nước và sự trở lại vị thế Thủ đô của Hà Nội sau nhiều biến động. Đấy cũng chính là Thăng Long - Hà Nội thời đại Chủ tịch Hồ Chí Minh với những trang sử hào hùng nhất. Ngày đầu dự kiến tổ chức tại sân vận động Hàng Đẫy. 8 ngày tiếp theo là các chủ đề khác với sự tham gia của các ngành, các giới…

Ngày cuối cùng của Đại lễ (10-10) sẽ kể về chặng đường dời đô về Thăng Long bằng không khí huyền thoại. Hình thức thể hiện của các chương trình này có thể gọi là vở diễn sử thi. Tuy nhiên, các hoạt động chỉ có thể diễn ra trên cơ sở một kịch bản hết sức chi tiết. Điều này còn phải chờ khi Đề cương kịch bản được chính thức phê chuẩn.

- Ông đánh giá thế nào về những địa điểm có thể "tải" được các sự kiện này ở Hà Nội, cũng như nguồn nhân lực phục vụ cho các chương trình của Đại lễ?

- Tôi vẫn viết và viết ngày đêm, từ mệnh lệnh tự nhiên của Thăng Long - Hà Nội. Tôi tin và hy vọng rất nhiều người hướng tới Thăng Long - Hà Nội, tập hợp từ tiếng gọi ấy và cống hiến cho Thủ đô những gì tốt nhất, ít nhất là hai đêm mở đầu và đêm Đại lễ. Còn việc điều phối, tổ chức là của các cấp có thẩm quyền. Tôi thấy Hà Nội có rất nhiều địa điểm, bối cảnh tốt thể hiện được hợp lý và độc đáo các hoạt động văn hóa của Đại lễ. Việc huy động nguồn lực sẽ không chỉ dựa trên các chuyên gia, nghệ sĩ trong nhiều lĩnh vực mà còn cả công chúng, thậm chí cả đồng bào ta ở nước ngoài. Chỉ một dòng trong kịch bản thôi như "tạo ra một rặng tre của phòng tuyến Như Nguyệt" nhưng phải cần biết bao người để thực hiện. Tháng 10 này phải hoàn thành kịch bản chi tiết. Chậm ngày nào là khó khăn ngày ấy.

- Là người đã viết rất nhiều cho sân khấu, điện ảnh về đề tài con người, lịch sử… Hà Nội, ông có điều gì tâm huyết chia sẻ nhân sự kiện Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội?

- Dời đô về đây, Thăng Long không có thành cao hào sâu bảo vệ, chỉ có một dòng sông mẹ chảy ở phía Bắc. Việc phòng thủ thực hiện được là nhờ ở sức mạnh văn hóa, bằng cố kết nhân tâm. Tôi vẫn muốn nhấn mạnh, từ mệnh lệnh tập hợp tự nhiên của Thăng Long - Hà Nội chúng ta cần tranh thủ cơ hội này để tạo cú hích chấn hưng văn hóa. Có kịch bản chi tiết rồi, chúng ta phải huy động được sự tham gia của 54 dân tộc anh em, sự góp sức của đồng bào, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam ở nước ngoài. Sự đóng góp tốt nhất và cụ thể nhất của mỗi người sẽ góp phần chấn hưng văn hóa, bảo vệ đất nước trước mọi biến động của thời cuộc.

- Xin chân thành cảm ơn nhà văn!

Thi Thi - Bao HaNôiMoi

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất