(TG) - Tác hại thuốc lá đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Những năm gần đây, hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam đã được nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hưởng ứng tích cực và đạt được nhiều kết quả khả quan.
(TG) - Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá gồm 5 chương và 35 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013. Nội dung chính gồm các quy định cơ bản về giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, kiểm soát chặt chẽ để giảm nguồn cung cũng như điều kiện để thực hiện.
(TG) - Khói thuốc lá gây rất nhiều tác hại cho trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu là người yêu thương con, bạn hãy tránh xa điếu thuốc để phòng chống tác hại của khói thuốc lá.
(TG) - Hút thuốc thụ động là thuật ngữ để chỉ những người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc từ người hút thuốc, đôi khi được hiểu là " môi trường có khói thuốc lá ". Hút thuốc thụ động từ những người hút thuốc trong nhà có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho trẻ em. Những vấn đề này sẽ tồi tệ hơn nếu cả hai cha mẹ của trẻ đều hút thuốc.
(TG) - Trước đây, nhiều người, kể cả nhân viên y tế xem nghiện thuốc lá (TL) là thói quen xấu. Tuy nhiên, theo phân loại mã số bệnh tật quốc tế ICD - 2011, nghiện TL được xếp vào dạng rối loạn tâm thần, hành vi do dùng chất hướng thần (mã số F17- nghiện Nicotine). Nghiện TL xếp hàng ngang bằng với nghiện ma túy, nghiện rượu.
(TG) - Năm nay, Ngày Thế giới không thuốc lá, Tổ chức Y tế thế giới chọn thông điệp “Thuốc lá - Mối đe dọa tới môi trường của chúng ta” làm chủ đề, nhằm kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của sử dụng thuốc lá tới môi trường và sức khỏe con người.
(TG) - Qua thống kê, chúng ta có thể biết chính xác có bao nhiêu đột biến ADN liên quan tới ung thư được tích lũy trong cơ thể của người hút thuốc qua thời gian.
(TG) - Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền giáo dục về thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
WHO kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của việc sử dụng thuốc lá tới môi trường, không hút thuốc lá để hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường.
(TG) - Nhằm tăng cường thực thi Luật phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) trên địa bàn, UBND thành phố Huế ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tác hại thuốc lá giai đoạn năm 2021 - 2022.
(TG) - Trong những năm qua, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh Kon Tum thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Các cơ quan thành viên tăng cường công tác phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại thuốc lá đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú trọng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông trực tiếp ở cơ sở.
(TG) - Để Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá đi vào cuộc sống thì vẫn còn đó những khó khăn, vấn đề cốt lõi trong công cuộc phòng, chống tác hại của thuốc lá là phải nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá trong cộng đồng.
(TG) - Vừa qua, Bộ GTVT đã có Văn bản số 4609/BGTVT-CYT yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại (PCTH) của thuốc lá.
(TG) - Trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) tỉnh Thái Bình tiếp tục triển khai Kế hoạch thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại các địa phương, đơn vị năm 2021.
(TG) - Theo đó, các cơ quan chức năng của Ban chỉ đạo 389 tỉnh bao gồm: Cục Quản lý thị trường, Cục Cơ quan Hải quan, Tư pháp, Tài chính, Công an, Bộ đội Biên phòng, Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, Công ty thuốc lá BAT Việt Nam, Công ty thuốc lá Đồng Tháp... tổ chức tiêu huỷ 386.055 bao thuốc lá điếu nhập lậu các loại.