(TG) - Theo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác. Trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc, chia ra làm 4 nhóm chính.
(TG) - Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 hiện nay, bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn gấp 1,5 lần và khi mắc có thể bị nặng và dễ bị tử vong hơn.
(TG) - Các hãng sản xuất, phân phối thuốc lá tìm cách để quảng cáo sản phẩm tới người tiêu dùng, cửa hàng, chợ, siêu thị… vẫn tự do bán thuốc lá. Sau gần 7 năm thực thi luật Phòng, chống tác hại thuốc lá đi vào thực tế, tỷ lệ người hút thuốc lá chỉ giảm 2%. Người dân có nhận thức về tác hại nhưng vẫn hút thuốc tại các cơ sở vui chơi giải trí, bệnh viện, nơi đông người.
(TG) - Cai thuốc lá không chỉ có lợi cho sức khỏe bản thân và những người xung quanh mà còn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và đẩy lùi COVID-19.
(TG) - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng lưu ý, hành động đưa ngón tay lên miệng khi hút thuốc lá làm tăng nguy cơ lây truyền Covid - 19 từ tay lên miệng.
(TG) - Hút thuốc lá là một trong những vấn đề y tế công cộng hàng đầu tại Việt Nam. Theo Tổ chức y tế thế giới, Việt Nam có tỷ lệ hút thuốc lá trên người trưởng thành trên 15 tuổi là 45.3% ở nam và 1,1% ở nữ. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên gánh nặng bệnh tật với khoảng 50% người hút thuốc lá sẽ tử vong sớm do các bệnh liên quan đến thuốc lá, và tuổi thọ trung bình của người hút thuốc giảm khoảng 15 năm so với người không hút thuốc lá.
(TG) - Thuốc lá gây thiệt hại 500 tỷ đô la mỗi năm cho nền kinh tế thế giới. Ước tính, chi phí y tế điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá, giảm năng suất lao động và các chi phí xã hội khác chiếm 3,6% GDP.
(TG) - Đây là một trong những kết quả điều tra ban đầu về thực trạng sử dụng thuốc lá và thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PGATS) năm 2020 do Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Trường đại học Y tế Công cộng phối hợp thực hiện, được báo cáo trước Hội đồng Khoa học nghiệm thu của Bộ Y tế ngày 14/10 tại Hà Nội.
(TG) - Nhiều bằng chứng cho thấy, việc hít phải những hương liệu trong dung dịch TLĐT lâu dài có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người.
(TG) - Hội thảo được tổ chức nhằm thông tin rõ hơn tác hại của thuốc lá thế hệ mới đối với sức khỏe con người; các quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá; định hướng hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá tại cơ sở giáo dục.
(TG) - Tại Việt Nam, toàn bộ tiêu chuẩn về thuốc lá hiện hành đều mới chỉ được áp dụng cho sản phẩm thuốc lá truyền thống. Đối với các mặt hàng thuốc lá thế hệ mới hiện vẫn đang chưa được phân loại hàng hóa, chưa có tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật để nhập khẩu nên chủ yếu là nhập lậu và được bán tràn lan, trôi nổi trên mạng, các cửa hàng nhỏ lẻ.
(TG) - Theo kết quả điều tra sức khỏe học đường năm 2019 cho biết, có đến 2,6% học sinh 13-17 tuổi hút thuốc lá điện tử, tỷ lệ này ở học sinh thành thị là 3,4%, đó là con số đưa ra tại Hội thảo trực tuyến về giải pháp phòng ngừa thuốc lá thế hệ mới đối với học sinh vừa qua.
Dạo một vòng quanh các trường học trên địa bàn Hà Nội, dễ thấy nhiều bạn trẻ la cà quán xá với những cây thuốc lá điện tử trên tay. Họ không biết rằng sau làn khói trắng là ẩn họa chết người.
(TG) - Nghiên cứu được các nhà khoa học thuộc Đại học Curtin, tại đây họ đã phát hiện ra rằng phần lớn các tinh dầu này có chứa hóa chất có nguy cơ gây ra các vấn đề về hô hấp và tổn thương phổi.