Thứ Tư, 25/9/2024
Diễn đàn
Thứ Sáu, 14/1/2011 22:17'(GMT+7)

Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Đại biểu Đỗ Hoài Nam trình bày tham luận

Đại biểu Đỗ Hoài Nam trình bày tham luận

Đóng góp ý kiến đối với các dự thảo văn kiện, các các đại biểu dự đại hội đã làm rõ một số vấn đề như: Đặc trưng của CNXH mà Việt Nam xây dựng, giải quyết hài hòa giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.

Các đại biểu cũng nêu một số giải pháp nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Với chủ đề “Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, giải pháp quan trọng góp phần xây dựng Đảng vững mạnh”, đại biểu Trịnh Long Biên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương khẳng định, Đảng ta là đảng cầm quyền, mọi lĩnh vực phải được kiểm tra giám sát…. Càng nhạy cảm thì càng phải kiểm tra, không có vùng cấm, kiểm tra giám sát theo điều lệ của Đảng. Nhiệm vụ chính trị xây dựng Đảng trong thời gian tới là phải bảo vệ giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng… Cần tăng cường công tác, coi đó là cửa gác quan trọng để thực hiện nhiệm vụ, xây dựng phát triển đất nước.

Để công tác kiểm tra, giám sát được phát huy, đại biểu Trịnh Long Biên kiến nghị: “Đề nghị nghị phải xác định mục tiêu bảo vệ đảng, ngăn chặn tiêu cực trong cán bộ đảng viên, kiểm tra giám sát phải được tiến hành dân chủ, tạo dự chuyển biến sâu sắc, nâng cao ý thức kỷ luật. Cấp uỷ phải kiểm tra chấp hành chủ trương nghị quyết của Đảng, chỉ đạp giải quyết những nhiệm vụ bức xúc tại địa phương, tăng cường kiểm tra giám sát với các tổ chức đảng ở cơ quan Nhà nước.Tăng cường kiểm tra giám sát với cán bộ, kịp thời nêu gương những cán bộ làm tốt, ngăn chặn những biển hiện sai phạm của cán bộ, Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng với kiểm tra giám sát, đổi mới kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ kiểm tra”.

Giải quyết hài hòa giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

 “Một số vấn đề nhằm giải quyết hài hòa giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị”, đó là chủ đề tham luận của đại biểu Đỗ Hoài Nam- Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Đại biểu Đỗ Hoài Nam cho rằng, đổi mới kinh tế với trọng tâm là hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bằng thế và lực của nền kinh tế tự chủ. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi hệ thống chính trị có tư duy thị trường, gắn kết hài hòa hơn giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Nền kinh tế này cũng đòi hỏi một nền chính trị không quan liêu, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Đổi mới chính trị với trọng tâm là đổi mới hệ thống chính trị, tạo điều kiện thuận lợi, ổn định để đổi mới kinh tế và ngược lại.

Đại biểu Đỗ Hoài Nam nói: “Đổi mới chính trị mà chúng ta đã và đang tiến hành không phải là thay đổi hệ thống chính trị hiện có. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta là đổi mới và hoàn thiện tổ chức, bộ máy, nội dung và phương thức, vai trò của hệ thống chính trị, xác định rành mạch hơn chức năng, nhiêm vụ của cả hệ thống chính trị và từng thành viên”.

Nâng cao hiệu quả học tập tấm gương Bác Hồ

Đại biểu Vũ Văn Phúc, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trình bày tham luận về “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là giải pháp quan trọng rèn luyện bản lĩnh chinh trị cho cán bộ, đảng viên”.

Tham luận của đại biểu Vũ Văn Phúc khẳng định: “Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Đảng ta  phát động và triển khai trong thời gian qua là rất trúng và đúng, hợp lòng dân, tạo sự nhận thức và chuyển biến lớn trong toàn xã hội. Những việc làm theo đã được cụ thể hoá qua thực hiện Nghị quyết Đại hội X thể hiện khá rõ, tạo ra nhiều phong trào thi đua thiết thực. Cuộc vận động đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương. Với thái độ nghiêm túc cầu thị, Ban tuyên giáo Trung  ương thực hiện cuộc vận động vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Đó là hoạt động chỉ đạo chưa sâu sắc, việc thực hiện chưa trở thành phong trào sâu rộng, vai trò nêu gương của cán bộ chưa thể hiện rõ, việc gắn học tập với xây dựng đảng chưa rõ. Những hạn chế nêu trên chủ yếu do cấp uỷ, một bộ phận cán bộ chủ chốt chưa vào cuộc mạnh mẽ, chưa có nhiều tấm gương học tập và làm theo tấm gương của Bác.

Từ những kết quả thực hiện cuộc vận động, Ban Tuyên giáo Trung ương kiến nghị cần thiết đưa nội dung cuộc vận động vào Nghị quyết Đại hội XI, Ban Tuyên giáo Trung ương kiến nghị cụ thể một số vấn đề: “Tiếp tục khẳng đinh trủ trương học tập trong thời gian tới, gắn chặt học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh với tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo ra sự thống nhất cao trong toàn đảng, hệ thống chính trị về mục đích ý nghĩa chiến lược, tính chất lâu dài cuộc vận động. Phát triển nội cuộc vận động phù hợp với giai đoạn hội nhập. Cần khắc phục tư tưởng chủ quan, cần lãnh đạo tạp trung, kiêm trì, biến thành việc làm thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên. Sớm nghiên cứu chương trình toàn khoá gắn với nhiệm kỳ Đại hội XI, kết hợp đẩy mạnh vận động tự giác, gắn với vai trò nêu gương. Để kết hợp xây và chống cần sớm ban hành quy chế giữa hoạt động của Ban chỉ đạo với Ban chống tham nhũng và các tổ chức xã hội… Phát huy vai trò tuyên truyền, nhất là tuyên tryền các điển hỉnh. Phát huy dân chủ, huy động sự tham gia mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân”.

Cũng trong ngày làm việc hôm nay, đại diện các địa phương đã có tham luận về phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh, tăng cường đoàn kết các dân tộc, phát triển kinh tế- văn hóa, xã hội với bảo vệ tài nguyên, môi trường; chính sách tôn giáo của Đảng đối với đồng bào Khmer, xây dựng Đảng ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số…/.

(Theo VOVNews)

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất