Chủ Nhật, 24/11/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Năm, 25/8/2016 10:1'(GMT+7)

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cách mạng Tháng Tám ở Thanh Hóa

Khu di tích Hàm Rồng, Thanh Hóa

Khu di tích Hàm Rồng, Thanh Hóa

Cũng như nhiều địa phương của cả nước, Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã để lại nhiều di tích có giá trị, không chỉ in dấu thời khắc lịch sử của dân tộc diễn ra trên đất Thanh Hóa mà còn giáo dục cho mọi người, đặc biệt là thế hệ hôm nay và mai sau về truyền thống yêu nước, cách mạng,nuôi lớn ý chí và khát vọng giành tự do, độc lập;  không chịu mất nước, sống cảnh lầm than nô lệ.

Những di tích Cách mạng tháng Tám trên quê hương Thanh Hóa mặc dù trải qua thời gian, chiến tranh, thiên tai... nhưng đến nay vẫn còn hiện hữu. Đó là những địa chỉ đỏ, nhắc nhớ mọi người tìm về ngôi đình, mái rạ, gốc cây, cồn miếu, và đặc biệt là những người con quê Thanh có tên và không tên  trong  những năm tháng hào hùng, hừng hực khí thế khởi nghĩa vũ trang, giành chính quyền về tay nhân dân, mở ra trang sử vàng chói lọi của lịch sử dân tộc trong thế kỷ XX.  Những di tích cách mạng tiêu biểu đó là: Làng Mao Xá, xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa.  Nơi có Đình làng Mao Xá in dấu phong trào niên cách mạng được thành lập  do đồng chí Lê Huy Toán làm tổ trưởng; Nhà thờ họ Vương  thôn Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến, ngày 10-7-1930, chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên huyện Thiệu Hóa được thành lập; Nhà đồng chí Tô Đình Bảng; Chiến khu du kích Ngọc Trạo - một trong những chiến khu du kích đầu tiên của cả nước được thành lập, là lực lượng vũ trang đầu tiên, tạo tiền đề đấu tranh vũ trang giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Thanh Hóa.

 Di tích Hang Treo (thuộc xã Hà Long, Hà Trung),  nơi thành lập đội du kích Ngọc Trạo; Di tích Nhà Mẹ Tơm và làng Hanh Cát, Hanh Cù (Hậu Lộc) – nơi nuôi giấu đồng chí Tố Hữu và là cơ sở in tài liệu bí mật của Việt Minh; Di tích Cồn Ba cây ở Hoằng Hóa - nơi ghi dấu lực lượng tự vệ của ta chặn đánh quân địch và cùng đông đảo nhân dân tổ chức thành cuộc biểu tình vũ trang kéo về chiếm huyện lị, thành lập chính quyền nhân dân; Di tích chợ Bản (Yên Định), lực lượng tự vệ chiến đấu Lý Bôn tổ chức cuộc diễn thuyết xung phong, công khai tuyên truyền về Mặt trận Việt Minh. Tạo ra không khí chuẩn bị vùng lên giành chính quyền sôi động trong toàn huyện; Di tích Ga, nhà máy Đèn Thanh Hóa ; Khu đồn điền Đa Nẫm, Yên Địn; Cụm di tích Thành phố Thanh Hóa...
 
Các huyện Hậu Lộc, Thiệu Hoá, Thạch Thành, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Nông Cống ,….là c
ác địa danh tiêu biểu một thời đấu tranh chống bắt phu, bắt lính, chống bọn phản động, trừng trị bọn chức sắc ác ôn ở các làng, xã, đấu tranh chống giặc Nhật cướp lương thực, thực phẩm, chống bắt phu, bắt lính, khởi nghĩa giành chính quyền… Những địa danh đó đã ghi dấu ấn của khí thế cách mạng sục sôi trong những ngày cách mạng mùa thu năm 1945 cần phải được tiếp tục lập hồ sơ, xếp hạng, tu bổ tôn tạo và phát huy giá trị.


Nhiều năm qua, mặc công tác quản lý và phát huy về di tích lịch sử và cách mạng còn gặp nhiều khó khăn. Các di tích phần nhiều đã bị xuống cấp và đổ nát, nhiều hoạt động gắn với tôn vinh, tưởng niệm gắn liền với các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng ít nhiều bị lãng quên, kinh phí chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo thiếu.

Vượt lên những khó khăn và thách thức ấy, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tham mưu của  ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch, được sự đồng thuận và góp sức của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, công tác bảo vệ, tu bổ tôn tạo và phát huy giá trị của di tích cách mạng tháng Tám năm 1945 không ngừng được quan tâm, tạo nên những chuyển biến đáng mừng, góp phần làm sống lại các giá trị lịch sử cách mạng của dân tộc và của địa phương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Nhiều di tích cách mạng như: khu di tích Ba Đình, chiến khu du kích Ngọc Trạo và một số di tích cách mạng đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo và khôi phục. Công tác tập huấn và đào tạo cán bộ làm công tác nghiệp vụ chuyên môn về bảo tồn, phát huy giá trị của di tích đã và đang được chú trọng, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành giúp cho việc quản lý di tích ở các địa phương đi dần vào nề nếp và có bài bản. Việc tuyên truyền, quảng bá giá trị của di tích, bước đầu được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định cung cấp chodu khách và người dân hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn giá trị của di tích lịch sử, và cách mạng của miền đất tỉnh Thanh "địa linh nhân kiệt".

Tuy nhiên, công tác giới thiệu về giá trị của các di tích vẫn còn nhiều hạn chế. Một bộ phận hướng dẫn viên và người giới thiệu di tích lịch sử và cách mạng còn thiếu tính chuyên nghiệp và hiểu biết sâu sắc, nhiều di tích chỉ nặng về ca ngợi chung chung, thiếu tính thuyết phục nhân dân và du khách. Chưa có nhiều sách, tập ảnh, đĩa VCD… giới thiệu và là quà lưu niệm cho du khách và đồng bào các dân tộc trong tỉnh khi đến di thích tham quan, tìm hiểu.

Phát huy giá trị di tích cách mạng tháng Tám trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,   trong thời gian tới cần quan tâm tới một số vấn đề sau:

Các cấp, các ngành cần quan tâm thúc đẩy hoạt động quảng bá các công trình, di tích, giá trị lịch sử....nhằm không ngừng phát huy giá trị, tạo nên những địa chỉ hướng về cội nguồn dân tộc, tri ân tiền nhân, khám phá, mở rộng sự hiểu biết và tầm nhìn phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập, giáo dục truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc.

Hoạt động của các Ban quản lý di tích phải mang tính liên hoàn và đạt tới trình độ cao từ khâu quảng bá, giới thiệu cho du khách về di tích, di sản văn hóa, các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật gắn với di tích, con người và vùng đất. Quảng bá, tuyên truyền biến di tích lịch sử, cách mạng từ dạng tĩnh trở thành những di sản sống động, không ngừng phát huy giá trị, có sức hấp dẫn công chúng và du khách. 

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy di tích. Gắn trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân trong việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và và phát huy giá trị di tích. Tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung, luật di sản văn hoá và chỉ thị 27/CT - TW về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội cho người dân, đề cao vai trò của nhân dân trong việc tham gia quản lý di tích. Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, xử lý nghiêm những hành vi cố ý xâm hại di tích lịch sử, cách mạng. Từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo tồn và phát huy di tích trên địa bàn tỉnh phù hợp với mỗi vùng miền và đồng bào dân tộc, tạo môi trường văn hóa lành mạnh trong hoạt động di tích làm tiền đề và là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững.
 
Bảo vệ, bảo tồn và quảng bá các hiện vật lich sử, cách mạng, di tích kháng chiến. Đối với các hoạt động kỷ niệm gắn liền với các di tích cần tiến hành hoạt động văn hóa thường niên, gắn kết với du lịch. 

Cần quan tâm quy hoạch và đầu tư kinh phí trùng tu, tôn tạo, xây dựng nhà truyền thống, di tích cách mạng (hiện nay di tích cách mạng còn xem nhẹ, chưa quan tâm và đầu tư thỏa đáng, di tích cách mạng mờ nhạt so với di tích tâm linh). Tiếp tục làm tốt và đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Tạo mọi điều kiện mở rộng nguồn đầu tư khai khác về tiềm năng vật lực và tài lực trong xã hội tham gia bảo tồn và phát huy di tích theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Phát huy vai trò của hệ thống thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, giáo dục kiến thức về Luật di sản văn hóa đến từng người, từng gia đình và toàn thể cộng đồng.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác di tích ở các địa phương, đặc biệt là những di tích trọng điểm để làm mẫu và trên cơ sở đó nhân ra diện rộng đối với các di tích khác nhằm phát huy tốt nhất các giá trị của di tích.

Di tích cách mạng là bộ phận quan trọng làm nên bản sắc văn hoá dân tộc, vừa là tinh hoa, vừa thể hiện sắc thái văn hoá của mỗi địa phương, mỗi vùng miền.  Giáo dục truyền thống lịch sử và cách mạng hào hùng của dân tộc và của quê hương Thanh Hóa cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là thế hệ trẻ, gắn với phát huy giá trị của di tích, di sản văn hoá vừa là niềm tự hào, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cấp, mỗi ngành, địa phương và của mỗi người dân tỉnh Thanh.

71 năm đã đi qua, nhưng những dấu ấn của cách mạng tháng Tám vẫn còn in dấu trên quê hương Thanh Hóa, mãi mãi được ghi trên những trang vàng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Truyền thống đấu tranh anh dũng đó đã và đang thôi thúc các thế hệ người dân Thanh Hóa hôm qua, hôm nay và mai sau tiếp tục  góp phần tô đẹp thêm những trang sử mới trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước, quê hương ngày càng giàu mạnh, văn  minh./.                                              

TS. Hoàng Bá Tường
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất