Thứ Sáu, 18/10/2024
Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Chủ Nhật, 7/7/2019 19:54'(GMT+7)

Bình Dương: Ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ

Đồng thời, chủ động phòng ngừa vi phạm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ, đấu tranh ngăn ngừa hiệu quả các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về phòng, chống tham nhũng, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống tham nhũng và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, quy trình chuyên môn nghiệp vụ; đẩy mạnh đấu tranh ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong chính lực lượng chức năng và đội ngũ cán bộ, công chức thực thi pháp luật. Các cơ quan, địa phương, đơn vị cần ban hành quy chế làm việc minh bạch, cụ thể và xây dựng cơ chế kiểm soát hiệu quả đối với cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ liên quan đến các lĩnh vực thanh, kiểm tra, điều tra, thi hành án, hải quan, thuế, quản lý thị trường... bảo đảm ngăn chặn và giải quyết triệt để tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, "vòi vĩnh", "chung chi", phục vụ động cơ cá nhân, vụ lợi trong thực thi công vụ. Cùng với đó, công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ để hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức với người dân, doanh nghiệp khi giải quyết công việc. Các cơ quan, đơn vị công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các địa phương, đơn vị gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; trong trường hợp để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước; coi đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục, lâu dài, đặc biệt quan trọng và lấy làm tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất