Thứ Sáu, 20/9/2024
Thông tin tổng hợp
Thứ Tư, 15/7/2015 21:1'(GMT+7)

Chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu ý kiến tại hội nghị.

 
 
 
 

Tại Hội nghị, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức kỷ niệm sự kiện này. Theo nội dung kế hoạch, thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 đã đánh dấu sự khai sinh Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trải qua 70 năm hình thành và phát triển, Quốc hội đã ngày càng khẳng định vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế, việc tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội Việt Nam là một hoạt động lớn trong năm 2016, để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ôn lại lịch sử hình thành, phát triển; ghi nhận những thành tựu và rút ra những bài học kinh nghiệm mà Quốc hội Việt Nam đã đạt được trong 70 năm qua. Góp phần nâng cao nhận thức của người dân về Quốc hội và hoạt động của Quốc hội.

Hơn nữa, tuyên truyền sâu rộng về quá trình hoạt động và đổi mới của Quốc hội để thể hiện rõ: Lịch sử phát triển của Quốc hội gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam. Trong đó, Quốc hội ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng là cơ quan đại diện dân cử cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho biết: Việc tổ chức kỷ niệm được triển khai với các hình thức phong phú có trọng tâm trọng điểm. Lồng ghép với việc tuyên truyền thực hiện Hiến pháp năm 2013 gắn với các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2015-2016.

Hoạt động của Lễ kỷ niệm được tập trung vào các nội dung như tổ chức mít tinh ở cấp Trung ương. Gặp gỡ các thế hệ đại biểu Quốc hội ở Trung ương và địa phương. Hội thảo khoa học và các hoạt động truyên truyền, thi đua.

Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cho rằng, từ nay đến đầu năm 2016 có nhiều sự kiện lớn nên hình thức tổ chức kỷ niệm ngày tổng tuyển cử đầu tiên “cần có điểm mới, hấp dẫn, đừng đi theo lối mòn, nếu không sẽ trùng lắp”.

Một số ý kiến đại diện các cơ quan, ban, ngành tại hội nghị nhấn mạnh quá trình tổng tuyển cử đầu tiên và Quốc hội Khóa I là một điểm nhấn, là kết quả của đại đoàn kết dân tộc, nghệ thuật hòa hợp các tầng lớp dân tộc ở thời điểm đó. Từ nay đến cuối năm, Ban Tổ chức cần tạo điều kiện để báo chí tiếp cận các nhân chứng để có những câu chuyện thật, sinh động và tác động với công chúng.

Theo tài liệu của Ban Tổ chức, cách đây 70 năm, chỉ sau mấy tháng giành được độc lập, ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên theo nguyên tắc dân chủ, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã diễn ra thành công. Hàng triệu người vừa thoát khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân đã nô nức đi bỏ phiếu, bầu ra Quốc hội đầu tiên. Sự kiện này đã đi vào lịch sử nước nhà, đánh dấu việc khai sinh Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là Quốc hội của Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội cho biết thêm: Tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn. Các hoạt động tuyên truyền gắn với việc tuyên truyền về Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam; Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII; chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV.

Bên cạnh phát hành các ấn phẩm quyên truyền về 70 năm Quốc hội Việt Nam; tổ chức các chương trình gặp gỡ nhân chứng là đại biểu Quốc hội qua các thời kỳ, tổ chức về nguồn tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết sẽ phát động và tổ chức phong trào thi đua nhân dịp kỷ niệm trọng đại này.

 
Theo Nhân Dân
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất