Thứ Hai, 14/10/2024
Thế giới
Thứ Sáu, 17/6/2011 6:27'(GMT+7)

Cuộc chiến chống ma túy của Mỹ đi vào ngõ cụt

Cánh đồng cây thuốc phiện ở Afghanistan (ảnh chỉ mang tính minh họa)

Cánh đồng cây thuốc phiện ở Afghanistan (ảnh chỉ mang tính minh họa)

Đối với nhiều nhà phân tích, đó là kết cục của cuộc chiến hơn là các phương tiện thực hiện cuộc chiến đang bị đặt dấu hỏi.
Từ Mêhicô đến Panama, những phát hiện chết chóc vẫn còn kéo dài mãi và các băng đảng ma túy dường như mạnh hơn bao giờ hết. Đó là một hành động chế nhạo chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama, muốn biến cuộc chiến chống ma túy thành một trong những ưu tiên chính. Cách đây 45 năm, cựu Tổng thống Richard Nixon đã phát động cuộc chiến chống ma túy để thanh toán các băng đảng ma túy. Ngày 17/6/1971, Tổng thống Nixon đã coi ma túy là ‘‘kẻ thù số một’’ tại Mỹ. Hai bản báo cáo của chính phủ Mỹ được công bố ngày 8/6 vừa qua khẳng định cuộc chiến chống ma túy trên đã không cho phép chấm dứt những kẻ buôn lậu xâm nhập đất nước và nước Mỹ không thể chứng minh các khoản chi cho các hoạt động trên.

Tuy nhiên, gần 1 nghìn tỷ USD đã được chi ra để ngăn chặn ‘‘con quái vật ma túy’’, song không hiệu quả. Cuộc chiến chết chóc giữa các băng đảng ma túy với lực lượng cảnh sát đã nhấn chìm Trung Mỹ trong vòng xoáy bạo lực không dứt. Chỉ tại thủ đô của Mêhicô, chính quyền đánh giá có khoảng 976 cảnh sát đã bị các băng đảng ma túy sát hại kể từ đầu năm 2011. Doanh thu của các băng đảng ma túy chưa bao giờ tăng nhanh như hiện nay.

Một sự lãng phí lớn

Nữ nghị sỹ Claire McCaskill của phe Dân chủ đã tuyên bố: ‘‘Chúng ta đang lãng phí tiền của dân chúng để giải quyết một vấn đề mà không biết kết quả đạt được’’. Các chuyên gia đặc biệt chỉ trích việc sử dụng các công ty tư nhân, đã được trả 3 tỷ USD, trong khi cần phải đào tạo lực lượng cảnh sát địa phương tham gia phá hủy các cánh đồng trồng cây côca, hay giám sát các hoạt động buôn lậu ma túy.

Kết quả của việc cho các công ty tư nhân thầu lại còn khiêm tốn hơn số tiền bỏ ra. Theo các nghị sỹ, vấn đề chính của cuộc chiến chống buôn lậu ma túy được phó thác cho 5 công ty lớn: DynCorp, Lockheed Martin, Raytheon, ITT và ARINC. Sự bỏ thầu này đã làm tăng chi phí lên 32% trong 5 năm qua, đẩy kinh phí từ 482 triệu USD năm 2005 lên 635 triệu USD năm 2009. Chính công ty DynCorp, có trụ sở tại Falls Church, bang Virginia, đã giành được hợp đồng lớn nhất với 1,1 tỷ USD. Từ 40 năm qua, gần 3 tỷ USD đã được trả cho các công ty này nhân danh cuộc chiến chống ma túy.

Kết luận của các nghị sỹ đã gây tiếng vang trong một bản báo cáo khác được Ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế (GCDP) công bố ngày 2/6 vừa qua. Ủy ban gồm 19 thành viên này đã lập một biên bản ghi nhận tương tự và kết luận dứt khoát: ‘‘Cuộc chiến toàn cầu chống ma túy đã thất bại với những hậu quả thảm khốc gây ra cho con người và các xã hội trên thế giới’’.

Khi bạo lực chống lại bạo lực

Nhà Trắng đã cố gắng giảm thiểu thất bại của chính sách chống ma túy khi nhắc đến những thành công trong những năm 80, 90. Người phát ngôn Lầu Năm Góc James Gregory đã khẳng định cuộc chiến chống buôn lậu ma túy nằm trong những ‘‘chương trình hiệu quả nhất và thành công nhất trong những thập kỷ qua’’.

Thật vô ích khi các địa điểm sản xuất ma túy đã di chuyển, các chi nhánh nhập khẩu ma túy mới đã hình thành và chính sách trấn áp đặc biệt đã làm gia tăng bạo lực giữa các băng đảng để giành quyền kiểm soát thị trường ma túy. Mục sư Jesse Jackson của phe Dân chủ mới đây đã tuyên bố: ‘‘Các nước láng giềng của chúng ta là Mêhicô và Côlômbia đang chìm trong tham nhũng và phục tùng luật lệ của các băng đảng bạo lực. Tại Ápganixtan, binh sỹ của chúng ta có nguy cơ thiệt mạng trong khi 1/3, thậm chí một nửa nền kinh tế nước này phụ thuộc vào buôn lậu thuốc phiện và hêrôin’’.

Làm hòa với ma túy?

Vấn đề thực sự tại Mỹ là muốn biết xem kết cục của cuộc chiến chống ma túy có được chứng minh không. Ông Jesse Jackson nói thêm: ‘‘Chúng ta có thể xem xét nghiện ma túy như chứng nghiện rượu hay vấn đề của y tế công cộng?’’. Một số chuyên gia ủng hộ thay thế cuộc chiến chống ma túy bằng một chính sách giáo dục. Trong bản báo cáo của mình, 19 thành viên GCDP đánh giá cần phải ‘‘ngừng cuộc chiến chống ma túy và thông qua một chính sách có tính xây dựng hơn để giảm lượng tiêu thụ ma túy. Đó không phải là biện pháp hòa bình thay thế chiến tranh, mà là một cách chiến đấu thông minh hơn’’.

Theo Jacob Sullum của tạp chí Reason, cần phải đi xa hơn và mở ra một cuộc thảo luận mới. Trong trường hợp Mỹ chấp nhận sống hòa bình với ma túy? Cần tập trung nỗ lực ‘‘không phải để giảm các thị trường ma túy, mà trên hết nhằm giảm tác hại đến các cá nhân, cộng đồng và an ninh quốc gia’’. Cuộc chiến chống ma túy từ lâu đã nói thứ ngôn ngữ của những kẻ buôn lậu ma túy: bạo lực, trấn áp, hình phạt. Đã đến lúc cần phải sử dụng ngôn ngữ dân chủ: bảo vệ mọi người chống lại bạo lực từ các băng đảng và chứng nghiện ma túy; giáo dục giới trẻ; khuyến khích lao động hay kinh doanh bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho một thị trường tự do và hiệu quả./.

  • Thái Hà Theo báo Agoravox.fr (Bài dịch)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất