Đến nay, công tác giới thiệu quy hoạch cán bộ (QHCB) cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026 đạt những thành công bước đầu, sẽ được Ban Chấp hành (BCH) Trung ương đưa lên bàn nghị sự xem xét, quyết định tại Hội nghị Trung ương (HNTƯ) 9, khóa XII lần này. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn nhiều việc phải tiếp tục triển khai thực hiện ở các cấp, các ngành, với quyết tâm và những yêu cầu rất cao.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam trong năm 2018, do Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) bình chọn:
Hôm nay, toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QÐND) Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2018), 29 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 - 22-12-2018). Bên cạnh nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hằng năm, Quân đội đã cử hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ tăng cường đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, vùng đặc biệt khó khăn giúp đỡ đồng bào làm tốt công tác dân vận.
(TG) - Trong các cuộc kháng chiến của dân tộc ta, đối ngoại, trong đó có đối ngoại quốc phòng là mặt trận quan trọng, trở thành “kế sách” bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã dành cho Tạp chí Tuyên giáo cuộc trả lời phỏng vấn xung quanh câu chuyện này.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Chiều 14/12, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ tổ chức Hội thảo “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người: Giá trị thời đại và ý nghĩa đối với Việt Nam.”
Ngay sau khi Liên hợp quốc (LHQ) được thành lập, một trong những văn kiện quan trọng hàng đầu được Đại hội đồng (ĐHĐ) LHQ thông qua là Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế vào ngày 10-12-1948.
Tham nhũng đất đai đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; làm giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Lá phiếu không chỉ là ý chí của người đại biểu mà còn là tiếng nói của cử tri, của nhân dân gửi gắm. Bởi thế, không có chỗ cho cái tôi cá nhân ganh ghét, đố kỵ nhằm hạ uy tín người khác; cũng không có chỗ cho bè phái cục bộ, lợi ích nhóm. Suy cho cùng, việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ đều hướng đến mục đích cao nhất: Vì lợi ích đất nước và nhân dân.
Không chỉ nông dân mà cả xã hội đang mong muốn nông nghiệp Việt Nam ngày càng làm ra nhiều của cải hơn; nông dân có thu nhập cao hơn; nông thôn văn minh, hiện đại hơn nhưng vẫn giữ được các nét “truyền thống” của làng quê Việt. Để giải quyết hài hòa các mong muốn nói trên, rất cần một quyết sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tương tự như Nghị quyết số 26-NQ/TW trong giai đoạn mới.
Nói về mối liên hệ giữa đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói chung, người đứng đầu nói riêng với chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, có câu “cán bộ nào phong trào ấy”. Bởi, người đứng đầu là người cao nhất trực tiếp đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị. Qua hoạt động của họ có thể thấy rõ nhất, nổi bật nhất mối liên hệ cán bộ - phong trào.
Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ quan cử cán bộ đi học được duy trì trong hầu hết các khâu của quá trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị, đạt nhiều kết quả. Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập cần khắc phục. Các giải pháp cụ thể là: thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung ương; xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị; tổ chức kiểm tra nền nếp học tập, duy trì liên hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ quan cử cán bộ đi học; đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và cách thức quản lý.
Sau gần một tháng làm việc, ngày 20/11, Quốc hội khóa XIV đã bế mạc Kỳ họp thứ sáu. Kỳ họp vừa qua có rất nhiều nội dung đặc biệt quan trọng, được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm theo dõi.
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan với 100% đại biểu có mặt tán thành.
Chiều 15/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố quyết định kỷ luật khai trừ Đảng đối với ông Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức, vì có những vi phạm rất nghiêm trọng Điều lệ Đảng, tác động tiêu cực tới tư tưởng xã hội...