Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) quan trọng nhất là kiểm soát tài sản, thu nhập hàng năm của cán bộ, đảng viên. Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Khóa XIII LÊ VIỆT TRƯỜNG, đã là cán bộ, đảng viên đều phải kê khai tài sản, thu nhập. Chúng ta phải chấp nhận một giai đoạn quá độ để kiểm kê, xác định lại tài sản của cán bộ, công chức. Xác định rõ bao nhiêu phần trăm tài sản chứng minh được và không chứng minh được nguồn gốc. Và chấp nhận neo khóa tài sản để họ kê khai.
Kê khai tài sản được xác định là một trong những biện pháp quan trọng góp phần phòng, chống tham nhũng. Pháp luật đã có những quy định rõ về kê khai tài sản nhằm giúp cơ quan chức năng phát hiện, kiểm tra dấu hiệu vi phạm, tiêu cực. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này chưa đạt hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi phải đổi mới về nội dung, hình thức và có cơ chế kiểm soát kê khai hiệu quả hơn.
Tại sao cả một tập thể, cả một tầng nấc, hệ thống thanh tra, kiểm tra dày đặc từ trên xuống dưới, từ dọc sang ngang vẫn không phát hiện được sai phạm?
Thời gian qua, sự xuất hiện hàng loạt tự truyện, hồi ký của người nổi tiếng trong giới giải trí đã nhận được sự quan tâm từ các phương tiện truyền thông, người hâm mộ, góp phần làm sôi động, phong phú thêm đời sống văn hóa, văn nghệ trong nước. Tuy nhiên, không ít người đang lợi dụng “những lời bộc bạch” để đánh bóng tên tuổi và các mục đích thiếu trong sáng khác.
Trong những ngày vừa qua, hơn 900.000 học sinh trên khắp mọi miền đất nước bước vào kỳ thi THPT quốc gia và dự kiến, năm học 2018-2019 sẽ có khoảng 300.000 sinh viên mới nhập học.
Luật An ninh mạng có những quy định nhằm bảo vệ người dân khỏi các thông tin xấu, độc bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm loại bỏ những nguồn phát tán thông tin xấu thông qua việc không hoặc ngừng cung cấp dịch vụ cho những đối tượng này.
Với sai phạm của ông Trần Bắc Hà, kỷ luật Đảng chỉ là bước đầu, cần xử lý nghiêm, cương quyết đấu tranh chống sai phạm trong lĩnh vực kinh tế...
Từ sau Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014, đặc biệt từ đầu nhiệm kỳ Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng được chỉ đạo ráo riết, quyết liệt, có một bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội.
Hai trong 6 nội dung, biện pháp được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) chỉ rõ trong bài phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc về PCTN được tổ chức ngày 25-6 tại Hà Nội, đều đề cập đến việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát nhằm chủ động phát hiện và ngăn ngừa tham nhũng từ sớm.
(TG) - Ngày 23/6/2018, GS. Viện sĩ Thông tấn, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê đã ra đi về cõi vĩnh hằng. Như một nén tâm nhang tưởng nhớ ông, Tạp chí Tuyên giáo trân trọng đăng bài phỏng vấn được ông trả lời riêng cho Tạp chí Tuyên giáo vào những ngày tháng 3/2017, sau khi Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức buổi Thông tin khoa học về lịch sử. Tai buổi thông tin này, nhiều vấn đề sử học được ông nêu ra rất lý thú, gây ấn tượng mạnh với người nghe.
Tham nhũng, tiêu cực là căn bệnh khó chữa của các chế độ nhà nước, nó thường xuất hiện cùng với nạn tha hóa quyền lực. Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những chỉ đạo sáng suốt, quyết liệt cùng với cách làm rất đúng, đem lại kết quả bước đầu rất quan trọng. Dù vậy, cuộc chiến này còn rất cam go vì những “liên minh ma quỷ” một bên có tiền, một bên có quyền, các nhóm lợi ích không dễ gì mà từ bỏ đặc quyền, đặc lợi của mình.
Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài.
Ngày 25/6, Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng được tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện những kết quả đạt được, cũng như chỉ rõ những tồn tại, hạn chế về công tác phòng, chống tham nhũng sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến hết nhiệm kỳ và cho cả nhiệm kỳ tới.
Thời gian qua, kết quả hoạt động của Ủy ban Kiểm tra các cấp đã đóng góp tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đã kiểm tra, xử lý kịp thời những đảng viên có dấu hiệu suy thoái, tham nhũng, có hình thức xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức đảng, đảng viên không chấp hành nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
Sự bùng nổ mạng xã hội (MXH) tại nước ta những năm gần đây khiến một bộ phận bạn trẻ thiếu kiến thức, chưa vững vàng về lập trường chính trị dễ sa ngã, bị cuốn theo những luồng thông tin xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch, phản động. Điều này đặt ra nhiều thách thức mới đối với công tác tuyên truyền, đoàn kết tập hợp thanh niên cho các cấp bộ Đoàn.