(TG)- Năm học mới 2019-2020, ngành Giáo dục xác định việc “dạy người”, dạy đạo đức, lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh phải là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu và quyết tâm triển khai hiệu quả.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Hữu Độ cho biết: Đến nay, Bộ GD&ĐT nhận được 5 bộ sách giáo khoa và đang được Hội đồng quốc gia thẩm định, có thể lựa chọn 3 bộ. Từ đó, UBND các tỉnh, thành tự lập Hội đồng thẩm định sách giáo khoa của tỉnh, quyết định sử dụng sách giáo khoa cho phù hợp với điều kiện địa phương.
Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, các em học sinh, sinh viên thân mến, Nhân dịp khai giảng năm học mới 2019-2020, tôi thân ái gửi các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động đã và đang công tác trong ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên cả nước những tình cảm thân thiết và lời chúc tốt đẹp nhất. Năm học 2018-2019 đã đánh dấu 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngành Giáo dục đã nỗ lực phấn đấu, triển khai đồng bộ các giải pháp và đạt được những kết quả tích cực; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, chất lượng các cấp học được nâng lên; việc chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa mới được thực hiện tích cực; công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm được tăng cường, góp phần chấn chỉnh, duy trì kỷ cương trong hoạt động giáo dục; các đoàn học sinh, sinh viên Việt Nam tham gia thi Olympic quốc tế đạt thành tích cao, được bạn bè thế giới mến phục. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cố gắng và những kết quả đã đạt được của ngành Giáo dục trong thời gian qua. Năm học mới 2019-2020, ngành Giáo dục cần tổ chức quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo, nhất là Luật sửa, đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua; tăng cường giáo dục truyền thông lịch sử, văn hóa của dân tộc, đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu của năm học và kế hoạch 5 năm 2016-2010. Tôi mong các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề, không ngừng đổi mới, sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người”, mong các em học sinh, sinh viên tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, noi theo các thế hệ cha anh đi trước, phấn đấu học tập tốt, rèn luyện tốt để sau này trở thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên” như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm học mới. Chào thân ái!
(TG) - BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 3118/BHXH-TT gửi BHXH các địa phương, các cơ quan truyền thông của Ngành về đẩy mạnh công tác tuyên truyền BHYT học sinh, sinh viên (HSSV) năm học 2019-2020. Theo đó, thông điệp năm nay là: "Vì sức khỏe con em, vì tương lai đất nước, hãy tham gia BHYT HSSV"; "HSSV tham gia BHYT được chăm sóc sức khỏe ngay tại trường học"; "Sức khỏe HSSV gắn liền với BHYT toàn dân".
Hầu hết các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh đều dành các suất học bổng cho tân sinh viên, đặc biệt hỗ trợ tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, để các em tiếp tục đến trường.
Ngày 29/8, thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ vừa có văn bản số 899/TB-BGDĐT thông báo về việc tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 1.
Tại các trường phổ thông vùng dân tộc, đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc nói riêng thì vấn đề bồi dưỡng và phát triển đội ngũ trở thành nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.
Tùy tiện gắn mác “quốc tế”, để thu học phí cao, chương trình giảng dạy, chất lượng đào tạo thiếu sự kiểm định, giám sát của cơ quan chức năng, tình trạng nở rộ của các cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài thời gian qua đang bộc lộ không ít bất cập, có nguy cơ đem tới những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội. Ðiều đó cho thấy bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, lĩnh vực này đang có những yếu tố cần được kịp thời chấn chỉnh.
Kết thúc thời gian xét tuyển đại học đợt một, đến ngày 20/8, tại TP Hồ Chí Minh, một số trường, nhất là một số ngành có “truyền thống” khó tuyển sinh, năm nay tiếp tục có tỷ lệ nhập học thấp.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, nguy cơ mai một ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (DTTS) là một thách thức. Nhiều ý kiến cho rằng, để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ các DTTS, cần xây dựng bộ luật về ngôn ngữ, nâng cao chất lượng dạy, học tiếng DTTS tại các địa phương…
Phần lớn trường đại học (ĐH) thuộc các tỉnh, thành phố (gọi tắt là địa phương) được nâng cấp từ trường cao đẳng sư phạm. Những năm gần đây, các trường này tuyển sinh rất ảm đạm, mặc dù đã sử dụng triệt để các phương án tuyển sinh.
Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều quy định về hoạt động giáo dục kỹ năng sống (KNS) tại các cơ sở giáo dục.
Những năm gần đây, mặc dù công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông luôn được quan tâm nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập. Vì vậy, cần có những giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Ngày 12/8, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức hội nghị Tổng kết năm học 2018 - 2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020.
(TG) - Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT vừa cho biết, kết quả kỳ thi Olympic Tin học quốc tế lần thứ 31 năm 2019 của đội tuyển Việt Nam diễn ra tại Azerbaijan đã kết thúc thành công tốt đẹp với việc cả 4 thí sinh dự thi đều đoạt huy chương, trong đó có 2 huy chương Vàng.