Ngày 15/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2023 giữa Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia và Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
(TG) - Căn cứ vào kết quả xếp hạng hàng năm theo tiêu chí điểm trung bình tốt nghiệp của các địa phương trong giai đoạn 2017 - 2021, vùng đồng bằng Sông Hồng có 7 địa phương nằm trong tốp 20 địa phương có chất lượng giáo dục phổ thông tốt và ổn định.
(TG) - Đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tạo đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là yêu cầu cấp thiết, là vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
(TC) - Ban Bí thư đặt mục tiêu đến năm 2030 thu hút 50 - 55% học sinh trung học vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, yêu cầu đưa nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.
(TG) - Tự chủ đại học trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực, nhất nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số đáp ứng nhu cầu, yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới.
Chiều 9/5, sau vụ việc một học sinh Trường Trung học Phổ thông An Phúc, huyện Hải Hậu (Nam Định) bị bạn học cùng trường đâm tử vong, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác quản lý học sinh, đồng thời nâng cao trách nhiệm của giáo viên để tránh những vụ việc tương tự xảy ra.
Sáng 17/4, tại Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2023. Hội nghị có sự tham dự của hơn 400 đại biểu.
(TG) - Xét về mặt tích cực, hiếu học là một nguồn lực quan trọng giúp Việt Nam nhanh chóng hội nhập quốc tế, kịp thời đón nhận những tiến bộ về khoa học - kỹ thuật tân tiến của thế giới, chiếm lĩnh đỉnh cao về trí tuệ của nhân loại.
(TG) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, bậc đào tạo đại học ở nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, phát triển trong bối cảnh mới bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì giáo dục đại học (GDĐH) cũng đứng trước những khó khăn, thách thức cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu mà thực tiễn đất nước đang đặt ra.
ChatGPT không quyết định, làm thay tất cả việc học hay quyết định cuộc đời người học. Sản phẩm của người học phải do chính mình tạo ra mà không phải của ChatGPT, kiểu như đạo văn. Người dạy phải có năng lực, phải là người thông thái để phân biệt đâu là kết quả từ ChatGPT, đâu là trí tuệ của người học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.
Chương trình giáo dục mầm non được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 2009 và đang được triển khai trên cả nước. Tuy nhiên, để chương trình tiếp cận với giáo dục tiên tiến, bắt nhịp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai xây dựng để ban hành Chương trình giáo dục mầm non mới phù hợp thực tiễn.
Đến nay, cả nước có hơn 80 trường đại học công bố đề án tuyển sinh 2023. Trong đó, nhiều trường đại học tăng chỉ tiêu và mở ngành học mới.
Thiếu giáo viên không phải vấn đề mới, song năm 2022 là năm vấn đề này bộc lộ rõ nhất. Không chỉ thiếu giáo viên, tình trạng giáo viên nghỉ việc do các nguyên nhân về thu nhập, áp lực công việc và nhiều giáo cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non ngoài công lập phải đóng cửa cũng là vấn đề nổi cộm của năm 2022.
(TG) - Gia đình là hạt nhân không thể thiếu tạo nên sức mạnh của mỗi một cộng đồng, xã hội. Vì vậy, việc xây dựng các gia đình học tập nhằm tạo nền móng vững chắc cho việc nhân rộng, triển khai các mô hình học tập ở những quy mô khác nhau, đóng góp vào việc xây dựng một xã hội học tập...