Chủ Nhật, 29/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Sáu, 7/8/2009 10:14'(GMT+7)

Lỗi không tại thị trường

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Sau hàng chục năm không còn tất cả những thứ cứ cho là cản trở đó, văn nghệ không vì thế mà có được những bứt phá ngoạn mục, tài năng không vì thế mà trở thành số nhiều trong văn nghệ sĩ, những giá trị nghệ thuật lớn không vì thế mà nảy nở như nấm sau mưa trên thương trường.

Không hay hơn, đẹp hơn đã đành, văn nghệ thương mại còn sản sinh ra vô số cái tầm thường, đôi khi quái gở ai cũng có thể thấy được qua các đêm diễn ca nhạc, những màn chọc cười vô duyên, những bộ phim nhạt nhẽo, những bức tranh hũ nút, những cuốn sách phải đọc lén sợ người khác bắt gặp.

Tất nhiên không nên vơ đũa cả nắm nhưng hóa ra nghệ thuật còn có những quy luật khác, những quy luật không phụ thuộc vào việc được công bố hay không được công bố rộng rãi; được chào đón hay không được chào đón; được giải thưởng hay không được giải thưởng; bán được nhiều tiền hay ít tiền. Đó là quy luật của tài năng, quy luật của tấm lòng, diễn đạt một cách dễ hiểu hơn (cũng có thể khó hiểu hơn), đó là quy luật của… nghệ thuật.

Vậy hãy trở lại việc đánh giá vai trò của thị trường đối với nghệ thuật như thế nào ?

Theo tôi, không nên tìm cách đổ lỗi cho thị trường. Từ khi loài người biết tiêu tiền, thị trường đã hình thành và nếu vậy thì hầu hết các kiệt tác nghệ thuật của nhân loại chúng ta có đến ngày nay đều được sinh ra trong môi trường thị trường.

Chính sự hình thành các đô thị và nhu cầu thị dân đã đẻ ra nền mỹ thuật, điêu khắc vĩ đại Italia. Chính nhà thờ đã trả tiền cho những bức tranh của Mikenăngiêlô và Raphaen. Chính những khoản tài trợ khổng lồ là bà đỡ cho những tác phẩm âm nhạc thiên tài của Môda, Haydơn, Bítthôven... Chính sự túng thiếu đã thôi thúc Bandắc viết  bộ tiểu thuyết "Tấn trò đời", Van Gốc vẽ nên những bức tranh kỳ tài.

Đồng tiền kích thích và tạo điều kiện để các thiên tài sáng tạo nhưng  không một thiên tài nào bị mua bởi đồng tiền. Ở nước ta, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến… không kiếm sống được bằng thơ nhưng họ đã dành cả cuộc đời mình cho thơ, mặc dù không thể sống mà không có tiền. Nam Cao, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan viết văn để kiếm tiền nhưng họ không bán văn cho tiền.

Vậy thì tình trạng xuống cấp của nghệ thuật hiện nay không phải vì thị trường mà vì chính nghệ sĩ (những người bán rẻ nghệ thuật vì đồng tiền) và vì công chúng (dùng đồng tiền thỏa mãn thị hiếu thấp kém của mình, từ đó làm hư hỏng nghệ sĩ). Sự xuống cấp của nghệ thuật bắt nguồn từ sự xuống cấp của tư cách nghệ sĩ (và nhiều người không hề là nghệ sĩ) trong một không gian âm nhạc thương mại, mỹ thuật thương mại, điện ảnh thương mại, kiến trúc thương mại, văn học thương mại…

Chữa chạy vết đau này không phải là tách nghệ thuật ra khỏi thị trường mà là làm sao để có được nhiều nghệ sĩ có tài và có tâm với nghệ thuật trên thị trường. Những người có tài thưởng tự trọng, số bán rẻ danh dự của mình đổi lấy đồng tiền thường rất ít. Cũng không nên tự lừa mị bằng cách nói lâu nay vẫn nghe ở đâu đó rằng người tài và tác phẩm hay không phải thời nào cũng có, phải biết chờ đợi. Chờ đợi đến bao giờ?./.

(Theo: Vũ Duy Thông/CAND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất