(TG) - Quan điểm, chủ trương, chính sách lớn về phát triển nhanh, bền vững, sáng tạo, bao trùm đất nước đã, đang được Đảng ta lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ bằng rất nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, quyết liệt.
(TG) - Phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm đã trở thành mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó. Đảng, Nhà nước Việt Nam đã lựa chọn chiến lược phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm làm mô hình phát triển đất nước.
Cương lĩnh đã định hướng giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn và đã từng bước được hiện thực hóa, tạo ra những thành tựu có thể đo đếm được trong đời sống đất nước.
Cương lĩnh chính là nền tảng lý luận chính trị để Đảng ta tiếp tục cụ thể hóa, bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương xây dựng, bảo vệ đất nước phù hợp với tình hình, yêu cầu mới, qua đó, tiếp tục làm sáng rõ hơn tư tưởng, tinh thần của Cương lĩnh. Từ năm 2011 đến nay, Đại hội XI, XII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trên cơ sở quán triệt, vận dụng sáng tạo Cương lĩnh 2011, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận nhằm cụ thể hóa, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng.
(TG) - Sau 30 năm đổi mới, nhận thức về nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ngày càng sáng tỏ hơn. KTTT phát triển đã góp phần khẳng định: “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Thành tựu và những kinh nghiệm, bài học đúc kết từ thực tiễn tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để đất nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới”(1). Vậy, thực tiễn đó là gì?
(TG) - Các nhà kinh điển Mác - Lênin đã luận chứng rằng, bất cứ một quốc gia - dân tộc nào, dù đi lên bằng con đường chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội đều phải chú trọng việc xác định rõ nhiệm vụ lịch sử và xây dựng lực lượng ngang tầm với nhiệm vụ đó. Nếu không, công cuộc xây dựng và phát đất nước hay nói khác đi là sự nghiệp cách mạng sẽ khó có thể đi đến thắng lợi, thậm chí là thụt lùi và thất bại.
(TG) - Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Ngay từ khi chưa giành chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được sự cần thiết phải gắn kết phát triển văn hóa với xây dựng, phát triển kinh tế xã hội; phải xây dựng văn hóa trong Đảng, trong hệ thống chính trị, trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống và đời sống văn hóa trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
(TG) - Là một cán bộ lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, sâu sát thực tiễn và gắn bó mật thiết với nhân dân, đồng chí Hoàng Văn Thụ - Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng đã có những cống hiến quý báu cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong những năm 1930-1945.
(TG) - Tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng vào đổi mới, hội nhập, phát triển đem lại cho Đảng ta những chỉ dẫn vô cùng quý giá, là chân lý bền vững của muôn đời. Những chỉ dẫn đó không chỉ là lý luận mà còn là phương pháp, trước hết là phương pháp luận duy vật biện chứng...
(TG) - Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta, nhân dân ta lựa chọn và khẳng định trong các Văn kiện của Đảng từ mùa Xuân năm 1930, được bổ sung, phát triển qua 12 kỳ Đại hội và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, nhất quán, trong hành trình đi tới mục tiêu vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Học thuyết phân quyền là sự phủ định biện chứng đối với các nhà nước chuyên chế tập quyền, đánh dấu sự cáo chung của chế độ quân chủ chuyên chế, độc tài, đặt nền móng cho sự hình thành các nhà nước dân chủ. Đây cũng là học thuyết có ý nghĩa về phương diện kỹ thuật pháp lý sâu sắc trong tổ chức quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Việc giao quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân cho các nhánh quyền lực nhà nước khác nhau (lập pháp, hành pháp, tư pháp) làm cho quá trình phân công lao động quyền lực minh bạch, chuyên môn hóa, hiệu quả và hiệu lực hoạt động của các quyền ngày càng cao; hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền của quyền lực nhà nước; nhân dân có điều kiện kiểm soát quyền lực nhà nước của mình và giữa các quyền có sự kiểm soát lẫn nhau.
(TG) - Lớp bồi dưỡng lý luận chính trị hè cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên của huyện Ý Yên (Nam Định) do Ban Tuyên giáo Huyện uỷ phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức cuối tháng 8-2019 nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của huyện nhận thức rõ hơn về những điểm mới, nổi bật trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; chuyên đề năm 2019 về xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa, việc các tạp chí khoa học xã hội ở Việt Nam từng bước tuân thủ những chuẩn mực của tạp chí khoa học, theo từng tiêu chí, nhóm tiêu chí là cần thiết, bảo đảm chất lượng khoa học của tạp chí chuyên ngành.
“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”(1); “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(2). Hầu như mọi người đều biết tới lời dạy này của Bác Hồ, nhưng trên thực tế việc thực hiện lời dạy sâu sắc ấy vẫn đang còn nhiều thiếu sót. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng được dư luận quan tâm, trong đó có vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ cấp chiến lược.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, nhận thức rõ điều đó, trong suốt quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng công tác cán bộ với một trong những nhiệm vụ trọng tâm là củng cố, xây dựng lực lượng cán bộ cả về số lượng và chất lượng; đồng thời, tập trung ban hành các văn bản quy định nhằm chuẩn hóa và phát triển đội ngũ lãnh đạo các cấp.