(TG)- Trải qua 90 năm, kể từ sự kiện đầu tiên, đánh dấu là bước ngoặt trọng đại, được ghi nhận là ngày truyền thống của tuyên giáo Đảng (01-8-1930), công tác tuyên giáo đã hiện diện đồng hành cùng với sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự lớn lên của dân tộc, thể hiện là vũ khí sắc bén của Ðảng và Nhà nước trong công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục toàn Ðảng, toàn dân tộc đoàn kết nhất trí, chung sức đồng lòng, vượt qua những khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng giành những thắng lợi to lớn, góp phần xứng đáng vào vị thế của dân tộc ta.
Đồng chí Trần Đăng Ninh (1910 - 1955), tên khai sinh là Nguyễn Tuấn Đáng, sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội). Với 45 tuổi đời, hơn 20 năm hoạt động cách mạng liên tục cho Đảng, cho dân, đồng chí đã tỏ rõ một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, tinh thần kiên trung, bất khuất, tận tụy, hy sinh trọn đời vì nước, vì dân.
(TG) - 90 năm qua, công tác tuyên truyền đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta, nhất là ở các thời điểm cam go, trước những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách đòi hỏi quyết tâm lớn của toàn Đảng, toàn dân.
(TG) - Nội dung trọng tâm của đổi mới chính trị ở nước ta là đổi mới tư duy chính trị và đổi mới hệ thống chính trị. Thành tựu nổi bật của hơn 30 năm đổi mới chính trị là Đảng ta tiếp tục bổ sung, phát triển lý luận về con đường quá độ lên CNXH và các nội dung chính trị chính yếu, góp phần hoạch định những quyết sách chính trị của Đảng trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH).
(TG) - Trong bài viết "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh "...Cần nhận thức sâu sắc hơn, tiếp tục bổ sung, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết các mối quan hệ lớn về mặt tư tưởng, lý luận, đề ra các quyết sách, tháo gỡ những rào cản, vướng mắc, tiếp tục phát triển đất nước nhanh và bền vững, đặc biệt chú trọng xử lý tốt hơn các mối quan hệ: Giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa nhà nước, thị trường và xã hội...".
(TG) - Để làm sáng rõ hơn những mối quan hệ lớn phản ánh các quy luật mang tính biện chứng, những vấn đề lý luận cốt lõi về đường lối đổi mới ở nước ta như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đề cập và nhấn mạnh trong bài viết "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới", TCTG đăng tải bài viết của PGS. TS. Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương xoay quanh việc nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế.
(TG) - Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930-1931, một sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam; khẳng định mối liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam trong tiến trình đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 90 năm sau, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Xô viết Nghệ - Tĩnh vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự.
(TG) - Bài học của cuộc Cách mạng Tháng Tám vận dụng vào giai đoạn hiện nay cũng đặt ra yêu cầu rằng, đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những cán bộ chủ chốt, đặc biệt nữa là người đứng đầu, phải luôn xứng tầm.
(TG) - Công tác lý luận của Đảng ta đã và đang được nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của tình hình cách mạng mới đề ra.
(TG) - Xây dựng văn hóa chính trị trong điều kiện Đảng cầm quyền, cụ thể là xây dựng văn hóa lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là vấn đề quan trọng vừa có ý nghĩa cấp thiết, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng.
(TG) - Để giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác lý luận, ở cấp trung ương có Ban Tuyên giáo Trung ương với tư cách là cơ quan tham mưu và Hội đồng Lý luận Trung ương với tư cách là cơ quan tư vấn. Ban Tuyên giáo có hệ thống tổ chức từ trung ương đến tỉnh, huyện, nhưng ở cấp địa phương, chủ yếu là chăm lo cho công tác tuyên giáo nói chung, ít có điều kiện tham gia công tác lý luận.
(TG) - Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy công tác tư tưởng có rất nhiều đổi mới so với trước. Và, như một lẽ tất nhiên, những năm tới, nhiệm vụ của công tác tư tưởng cũng sẽ tiếp tục không ngừng “mới và khác”, cao hơn và khó hơn. Nhiệm vụ nặng nề hơn, bối cảnh phức tạp hơn, đòi hỏi ngành tuyên giáo phải phấn đấu cao hơn, đổi mới mạnh mẽ hơn cả về nội dung, phương pháp và phương thức.
(TG) - Bất cứ giai đoạn cách mạng nào, đội ngũ những người làm công tác Tuyên giáo cũng luôn nỗ lực phấn đấu, ngày càng trưởng thành, phát triển cả về số lượng và chất lượng, phát huy truyền thống vẻ vang, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc do Đảng ta lãnh đạo.
(TG) - Góp phần đổi mới tư duy và nâng cao năng lực phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân là nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng thời kỳ này.
(TG) - Tính Đảng và bảo đảm tính Đảng của nền báo chí nước nhà là yêu cầu căn bản và tất yếu. Không có một nền báo chí của bất cứ một quốc gia, dân tộc nào chung chung, phi dân tộc, phi chính trị, phi xã hội...