Chủ Nhật, 19/5/2024
Cùng suy ngẫm
Thứ Năm, 21/9/2017 9:38'(GMT+7)

Sao lại làm khó nhau?

Chi ủy không đồng ý; đảng viên trong chi bộ vẫn tín nhiệm bầu chị tham gia cấp ủy thêm một nhiệm kỳ. Chị kiến nghị đảng ủy cấp trên xin nghỉ, nhưng cũng không được chấp thuận. Nhận nhiệm vụ là tổ trưởng phụ nữ khu phố, song chị không còn mặn mà, say mê công việc như trước đây.
Trong đợt vận động ủng hộ đồng bào vùng bị thiệt hại do lũ lụt vừa qua, chi bộ giao tổ phụ nữ của chị phụ trách làm công việc này. Chị không đồng ý với lý do, từ trước đến nay, đây là nhiệm vụ của ban công tác mặt trận. Sau khi nghe chi bộ báo cáo, trong một cuộc họp đảng ủy phường mở rộng, chị bị phê bình và yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao, nếu không sẽ xem xét xử lý kỷ luật, có thể là cách chức chi ủy viên.

Chị buồn rầu bộc bạch với mọi người, mấy chục năm gắn bó, đóng góp cho phong trào ở khu dân cư, chẳng lẽ bây giờ lại phải nhận một hình thức kỷ luật như thế hay sao?

Nghe chuyện, một số người bảo, là đảng viên phải chấp hành quy định, Điều lệ Đảng; là chi ủy viên lại càng phải gương mẫu, kể cả trong việc chấp hành phân công công tác của tổ chức, nếu không, nhận kỷ luật cũng là điều bình thường. Ngược lại, nhiều người khác không đồng tình. Phấn đấu vào Đảng là sự tự nguyện của mỗi người; không cấp ủy, tổ chức đảng nào ép buộc; đã đứng trong hàng ngũ của Đảng thì phải tuân thủ nguyên tắc hoạt động của Đảng, chấp hành quy định, Điều lệ Đảng. Việc tham gia cấp ủy cũng vậy. Đảng viên không đồng ý thì không thể ép buộc, nhất là khi sức khỏe không tốt lại càng cần xem xét, tôn trọng ý kiến chính đáng của cá nhân; chưa nói đến việc giao việc chưa đúng chức năng nhiệm vụ như thế. Muốn sử dụng hiệu quả cán bộ, đảng viên, phải biết rõ cán bộ; “phải khéo dùng cán bộ” như Bác Hồ nói. Còn như câu chuyện nêu trên thì làm khó cho họ quá.

Theo Nhân dân

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất