Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, bởi thực tế cho thấy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đề ra những chủ trương, đường lối đúng đắn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược-cán bộ lãnh đạo, quản lý thực sự vững vàng, có đủ bản lĩnh và trí tuệ để đảm đương những trọng trách nặng nề mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.
Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình CNH, HĐH trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức (KTTT), lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu”. Đây là chủ trương đúng đắn, thể hiện sự nhất quán, tư duy mới và quyết tâm chính trị của Đảng về phát triển KTTT ở nước ta hiện nay.
(TG)- Việc thảo luận và lấy ý kiến đóng góp vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XII của Đảng được các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tiến hành nghiêm túc, trách nhiệm, tâm huyết. Đây thật sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, ý nghĩa thiết thực và đem lại kết quả rất quan trọng.
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta được nêu trong Dự thảo văn kiện Đại hội XII, về thực chất, là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này, hiệu ứng của nó sẽ làm biến đổi tích cực nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam, là sự vun trồng “nguyên khí quốc gia”, làm cho nền học vấn nước nhà hưng thịnh, đất nước phát triển bền vững.
Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh mạng, chiến tranh cục bộ,… tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực. Do đó, việc xác định những định hướng đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh đến năm 2020 và những năm tiếp theo là hết sức quan trọng.
Ngày 5/11, tại Hưng Yên, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo “Góp ý vào nội dung dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII".
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Xuân Bình cho biết trong những năm qua, thực hiện đường lối của Ðảng, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được đẩy mạnh, đạt được kết quả tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(TG)-Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: Trong những năm tới, tình hình thế giới sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp khó lường... Tình hình chính trị-an ninh thế giới cũng sẽ thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh mạng, chiến tranh cục bộ,… tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực, đòi hỏi Đảng ta phải tiết tục tăng cưởng quốc phòng, an ninh bảo về vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên một tư duy mới.
Ngày 26/10, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thanh tra Chính phủ tổ chức tọa đàm góp ý vào dự thảo các văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân cho biết những ý kiến tâm huyết của các đại biểu tại các cuộc tọa đàm sẽ được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi tới Bộ Chính trị, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban soạn thảo Văn kiện nhằm góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Tọa đàm góp ý vào các văn kiện Đại hội XII của Đảng với chủ đề “Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam và nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ, xung kích đi đầu trong xây dựng đất nước” đã được tổ chức ngày 25/10, tại Hà Nội.
Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII nêu rõ: “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới ”.
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh, nạn tham nhũng làm suy yếu lực lượng của đất nước, ảnh hưởng trầm trọng đến nguy cơ khác.
Các đại biểu Quốc hội nhìn nhận, khi kinh tế tư nhân là nền tảng của kinh tế thị trường sẽ huy động và phát huy tốt nguồn lực của toàn xã hội.