Đấu tranh chống những tư tưởng, biểu hiện CHCN ở nước ta là một quá trình lâu dài, gay go, quyết liệt vì chừng nào vẫn còn tồn tại đấu tranh giai cấp giữa GCCN và GCTS, còn tồn tại những nguồn gốc về giai cấp, kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng thì vẫn còn nảy sinh CNCH do đó không lúc nào được phép chủ quan, lơ là, buông lỏng cuộc đấu tranh này. Cần phải đấu tranh kiên quyết, kịp thời, triệt để, không thỏa hiệp với những tư tưởng, biểu hiện CHCN ở mọi nơi, mọi lúc; đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, lý luận, kinh tế, văn hóa, xã hội, không cho chúng có cơ hội trở thành một chủ nghĩa, một trào lưu lớn ảnh hưởng tới sự nghiệp cách mạng, góp phần vào việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đưa sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc tiến lên mạnh mẽ.
Chủ nghĩa cơ hội (CNCH) là một hiện tượng nảy sinh trong cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản (GCVS) với giai cấp tư sản (GCTS), giữa CNXH và CNTB, làm cho chính trị và tư tưởng của phong trào công nhân (PTCN) thích nghi với lợi ích và nhu cầu của các giai tầng phi vô sản, đem lợi ích của một bộ phận công nhân thích ứng với những biến đổi nhất thời, trước mắt mà hy sinh lợi ích cơ bản, có tính chiến lược của giai cấp công nhân (GCCN). Đấu tranh chống CNCH đã trở thành một quy luật vận động và phát triển của phong trào cộng sản (PTCS) và công nhân quốc tế (CNQT), đó là cuộc đấu tranh tất yếu để bảo vệ sự trong sáng, tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác và để hiện thực hóa nó trong cuộc sống. Kế tục sự nghiệp cách mạng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I Lênin đã có những cống hiến vĩ đại đối với PTCS và CNQT, đã bảo vệ và phát triển thành công chủ nghĩa Mác.
Để có được điều đó, Lênin phải tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại CNCH trong Quốc tế II và PTCN Nga dưới nhiều màu sắc khác nhau: CNCH hữu khuynh của Béc-stanh, phái trung dung của Cau-xky, chủ nghĩa dân túy, phái kinh tế, phái Mác-xít hợp pháp, phái Mensêvích và CNCH tả khuynh của bọn Tơ-rết-xki… Thắng lợi của cuộc đấu tranh ấy có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với PTCN quốc tế lúc đó và để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh chống CNCH trong giai đoạn hiện nay.
Từ kết quả nghiên cứu cuộc đấu tranh của V.I Lênin chống CNCH trong giai đoạn 1895-1924 có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau :
1- Cần có thái độ đấu tranh dứt khoát, kiên quyết, triệt để, không khoan nhượng chống chủ nghĩa cơ hội.
Trong cuộc đấu tranh chống CNCH, những người mác-xít phải kiên quyết, kịp thời, đấu tranh không khoan nhượng đối với bọn CHCN, phải tấn công ngay từ khi chúng mới xuất hiện, không để cho nó phát triển và lây lan, làm cho chúng không có cơ hội tấn công vào chủ nghĩa Mác. Nhiệm vụ này GCCN tiên tiến và những người cách mạng đóng vai trò chủ đạo, Lênin đã khẳng định: "GCCN không thể làm tròn vai trò cách mạng toàn thế giới của mình nếu không tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt chống thái độ phản bội, thái độ bạc nhược, thái độ bợ đỡ đối với CNCH và hành vi tầm thường hóa chủ nghĩa Mác một cách chưa từng có như thế trên lĩnh vực lý luận"(1).
Cuộc đấu tranh chống CNCH không những phải đấu tranh trường kỳ, mà cần phải có thái độ rõ ràng, đấu tranh một cách triệt để, dứt khoát không cho chúng có "mảnh đất" để tồn tại, phát triển, dù cho cuộc đấu tranh đó có phải chịu tổn thất. Người chỉ rõ: "để giúp cho cơ thể của phong trào công nhân được hoàn toàn bình phục, thì phải tẩy rửa chất mủ ấy đi càng nhanh và càng kỹ chừng nào càng tốt chừng nấy, dù cho sự mổ xẻ ấy có làm cho ta phải tạm thời chịu đau đớn kịch liệt đi nữa"(2).
2- Cần giữ vững nguyên tắc tính Đảng, không được nhân nhượng về lý luận trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội.
Trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đấu tranh chống CNCH, một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với những người mác-xít đó chính là giữ vững nguyên tắc tính Đảng trong cuộc đấu tranh chống CNCH. Nếu không kiên định tính Đảng mác-xít trong mọi hoạt động lý luận và thực tiễn, thì không chỉ mắc sai lầm về chính trị mà còn mắc sai lầm cả về phương diện khoa học và do đó, không tránh khỏi sa vào bẫy với những thủ đoạn tinh vi của CNCH.
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội (CNCH) có lúc thăng, lúc trầm, lúc đấu tranh bí mật, lúc đấu tranh công khai thậm chí có những lúc phải nhân nhượng với phái này, để đấu tranh dút điểm, thủ tiêu hoàn toàn phái khác, song một điều có tính nguyên tắc nữa là không được nhân nhượng, thỏa hiệp về lý luận, "nếu thực sự cần phải nên hợp thì cứ ký kết những thỏa hiệp nhằm đạt những mục tiêu thực tiễn của phong trào, nhưng chớ có buôn bán nguyên tắc, chớ có "nhân nhượng" về lý luận"(3).
3- Cần phải tìm ra những phương pháp, hình thức và nội dung phù hợp để đấu tranh có hiệu quả với các biểu hiện, khuynh hướng của chủ nghĩa cơ hội.
Cuộc đấu tranh chống CNCH phải được tiến hành trên mọi mặt trận, ở mọi nơi, từ đấu tranh lý luận đến đấu tranh thực tiễn, đấu tranh trong tất cả các tổ chức công nhân làm cho bọn CHCN không kịp trở tay và phản kích. Lênin đã chỉ rõ: "Chống bọn phản bội CNXH, chống chủ nghĩa cải lương và CNCH, - đường lối chính trị đó có thể thi hành và cán phải được thi hành trong tất cả mọi lĩnh vực đấu tranh, không trừ một lĩnh vực nào"(4).
Đấu tranh chống CNCH phải kết hợp với cuộc đấu tranh chống CNĐQ, nếu không có sự kết hợp này thì cuộc đấu tranh đó chẳng có ý nghĩa gì, Lênin đã chỉ ra rằng: "Đấu tranh chống CNĐQ mà không kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chống CNCH, thì chỉ là một lời nói suông rỗng tuếch hoặc là một sự lừa bịp thôi"(5).
CHCN rất tinh vi và xảo quyệt bằng trực quan chúng ta không thể dự đoán được bộ phận nào trong GCCN là bọn sô vanh hay bọn CHCN. Vì vậy muốn loại trừ CNCH phải vừa đấu tranh mạnh mẽ, vừa phải đi sâu đi sát vào quần chúng, vào PTCN để hiểu rõ, hiểu đúng từng loại CNCH, Lênin đã nhắc nhở: "bổn phận của chúng ta, nếu chúng ta vẫn muốn còn là những người XHCN, là phải đi sâu đi sát hơn vào quần chúng thật sự: đấy là toàn bộ ý nghĩa của cuộc đấu tranh chống CNCH và toàn bộ nội dung cuộc đấu tranh đó"(6).
CNCH thường biểu hiện lờ mờ, không rõ ràng cho nên phải tùy từng điều kiện mà đấu tranh công khai hoặc bí mật. Học thuyết Mác là học thuyết mở, vì vậy vừa đấu tranh với CNCH vừa phát triển chủ nghĩa Mác. Phải dùng những lý luận cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác mà tấn công vào những quan điểm sai lầm, phản động của CNCH. Đồng thời từ sai lầm của CNCH và từ thực tiễn của PTCN mà mạnh dạn phát triển chủ nghĩa Mác, phải làm cho chủ nghĩa Mác có thể lý giải một cách khoa học và cách mạng những vấn đề mà bọn cơ hội phạm sai lầm, đo đó tăng sức mạnh của chủ nghĩa Mác trong cuộc đấu tranh với CNCH. Cần hết sức coi trọng công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để cho cuộc đấu tranh lý luận mang lại hiệu quả cao.
Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, do những nguyên nhân khác nhau nên phong trào cách mạng ở nước ta cũng có lúc chịu ảnh hưởng của CNCH trong PTCS và CNQT, nhưng ở Việt Nam chưa có thời kỳ nào xuất hiện CNCH với tư cách là một lực lượng, một phong trào có khả năng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của cách mạng. Tuy vậy trong những bước ngoặt của lịch sử cũng xuất hiện những tư tưởng, biểu hiện cơ hội dưới hình thức hữu khuynh hoặc tả khuynh, ở những mức độ khác nhau.
Ở nước ta đến nay chưa có biểu hiện CHCN trong việc ra đường lối, Nghị quyết của Đảng, nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có những biểu hiện cơ hội, thực dụng trong lĩnh vực đạo đức, lối sống. Trong điều kiện Đảng ta là Đảng duy nhất cầm quyền, một bộ phận không nhỏ những kẻ cơ hội, thiếu lý tưởng cộng sản, tìm cách chui vào Đảng để tìm "cơ hội việc làm", dễ bề "thăng quan tiến chức". Bất chấp lợi ích của Đảng, của nhân dân, họ từa cách vun vén cho lợi ích cá nhân, gia đình, dòng tộc cất để "vinh thân phì gia". Họ say mê quyền lực, địa vị, coi chức quyền như một thứ có thể mua bán, tiến thân, từ đó mà khéo léo luồn lách, nịnh bợ lấy dòng cấp trên để tranh thủ lá phiếu trước mỗi đợt bầu cử. Họ kéo bè kết cánh, móc ngoặc trên dưới, trong ngoài, tìm mọi cách để chạy "chức", chạy "quyền", chạy "danh", chạy "lợi", chạy "chỗ", chạy "bằng cấp", chạy "tuổi", khi bị phát hiện thì tiếp tục chạy... "tội". Để giữ ghế của mình họ lợi dụng việc tuyển chọn, đánh giá, đề bạt, luân chuyển cán bộ để trục lợi cá nhân, tìm mọi cách đưa người "cùng cánh" vào nắm những chức vụ trong cơ quan tạo thành ê-kíp của mình mà không chịu chọn những người có đủ đức và tài để kế cận, gây mất đoàn kết nội bộ.
Những tư tưởng, biểu hiện CHCN đó đã và đang gây ra những tổn hại tới sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng, làm giảm sút vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, làm xói mòn uy tín của Đảng trong quần chúng nhân dân. Một khi những tư tưởng biểu hiện này phát triển thành một chủ nghĩa, một trào lưu thì nó sẽ đe dọa trực tiếp đến bản chất, tới sự sống còn của Đảng và chế độ.
Nhận thức được những tác hại, nguy cơ của những tư tưởng CHCN và những biểu hiện của nó, Đảng ta trong văn kiện Đại hội VII (1991) đã nêu: "thường xuyên phê bình và tự phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, CNCH và mọi hành động chia rẽ, bè phái". Văn kiện Đại hội VIII (1996) nhận định: trong Đảng có người có "khuynh hướng cơ hội", coi việc đấu tranh kiên quyết chống những biểu hiện cơ hội như việc cần làm để giữ đoàn kết trong Đảng. Đến Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (2/2002) Đảng ta đã chỉ rõ: "Hiện tượng phai nhạt lý tưởng cách mạng, sa sút phẩm chất đạo đức... chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng có chiều hướng phát triển" và xác định cần phải "Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, tự học tập, tự rèn luyện, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng và tình trạng thoái hóa biến chất trong Đảng". Tại Đại hội X của Đảng (4/2006), đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh một lần nữa thừa nhận: "Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, giáo điều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân... trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức còn diễn ra nghiêm trọng". Do đó, có thể nói việc đấu tranh phòng chống, đẩy lùi những tư tưởng, biểu hiện CHCN đang là vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Đấu tranh chống những tư tưởng, biểu hiện CHCN ở nước ta là một quá trình lâu dài, gay go, quyết liệt vì chừng nào vẫn còn tồn tại đấu tranh giai cấp giữa GCCN và GCTS, còn tồn tại những nguồn gốc về giai cấp, kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng thì vẫn còn nảy sinh CNCH do đó không lúc nào được phép chủ quan, lơ là, buông lỏng cuộc đấu tranh này. Cần phải đấu tranh kiên quyết, kịp thời, triệt để, không thỏa hiệp với những tư tưởng, biểu hiện CHCN ở mọi nơi, mọi lúc; đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, lý luận, kinh tế, văn hóa, xã hội, không cho chúng có cơ hội trở thành một chủ nghĩa, một trào lưu lớn ảnh hưởng tới sự nghiệp cách mạng, góp phần vào việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đưa sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc tiến lên mạnh mẽ. Cần gắn cuộc đấu tranh này với cuộc đấu tranh chống chiến lược "Diễn biến hòa bình" của CNĐQ và những âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực phản động khác. Một điều có tính nguyên tắc là luôn phải giữ vững tính Đảng mác-xít trong cuộc đấu tranh này, cần phải tuyết đối trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc và CNXH, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân triển khai mạnh mẽ thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, các biện pháp cơ bản có thể làm được là:
Một là, tăng cường sức chiến đấu và hiệu quả của công tác tư tưởng, lý luận theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) làm cho các binh chủng của công tác tư tưởng luôn chủ động, kịp thời, sắc bén, có tính thuyết phục cao góp phần củng cố khối đoàn kết thống nhất về chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân. Đổi mới công tác giáo dục chính trị-tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt các cấp. Cần thực hiện tốt việc học tập, làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh theo chỉ thị của Bộ Chính trị. Kiên quyết, kịp thời đấu tranh chống những tư tưởng CHCT cùng với những quan điểm sai trái, phản động của các lực lượng phản động trong và ngoài nước.
Đặc biệt cần phải nâng cao chất lượng công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận để công tác lý luận không ngừng lớn mạnh, đi trước một bước soi đường chỉ lối cho sự nghiệp cách mạng, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội. Lê nin đã chỉ ra rằng: "Nếu không đem hết sức mình ra tham gia việc nghiên cứu và vận dụng lý luận đó, và ngày nay, nếu không tham gia một cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống những xuyên tạc chủ nghĩa Mác... thì không thể là một người XHCN, không thể là một người dân chủ-xã hội cách mạng được"(7). Cần tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác lý luận, công tác tư tưởng cả về số lượng và chất lượng đặc biệt là trong bộ phận chuyên trách đấu tranh chống những tư tưởng sai trái, phản động.
Hai là, thực hiện tết công tác tổ chức, cán bộ. Chú trọng hơn nữa chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chết các cấp, các ngành. Rà soát lại việc đánh giá cán bộ, từ thực hiện các quy trình tuyển chọn, đào tạo đến việc đề bạt, luân chuyển cán bộ. Tăng cường dân chủ trong Đảng và trong nhân dân, có cơ chế cụ thể để phát huy quyền kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, đảng viên của các tổ chức, đoàn thể và nhân dân. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII. Trong sinh hoạt Đảng cần tập trung nhiều vào đấu tranh chống những tư tưởng CHCT, cơ hội thực dụng cùng những biểu hiện suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của đảng viên.
Các cấp ủy Đảng cần có cơ chế tổ chức, giám sát, kiểm tra để mỗi đảng viên không ngường tự học tập, tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân nâng cao trình độ lý luận, nhận thức và phẩm chất đạo đức cán bộ, đảng viên cần đi sâu vào quần chúng nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân, giải thích cho dân hiểu bản chất, biểu hiện của bọn CHCN từ đó động viên nhân dân tích cực đấu tranh với chúng. Cần làm tốt, làm chặt chẽ hơn nữa công tác phát triển Đảng, chú trọng chất lượng không chạy theo số lượng.
Ba là, đổi mới và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng. Cần xử lý nghiêm theo pháp luật và khai trừ ra khỏi Đảng đối với những phần tử CHCN, cơ hội thực đụng để làm trong sạch đội ngũ của Đảng, cho dù họ ở bất cứ cương vị nào, như Lênin đã nhắc nhở: "Điều rất cần thiết hiện nay là, về mặt tổ chức, phải hoàn toàn tách hàn những phần tử CHCN ấy ra khỏi các đảng công nhân"(8) dù cho bản thân Đảng có "phải tạm thời chịu đau đớn kịch liệt đi nữa" .
Bốn là, cần rà soát, loại bỏ những nghị quyết, văn bản trái với đường lối, Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước. Xây dựng hệ thống pháp luật đủ mạnh, đồng bộ, chặt chẽ, có tính ổn định lâu dài. Phát huy dân chủ và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xây dựng đường lối, Nghị quyết của Đảng, không để cho những phần tử cơ hội lợi dụng để chống phá, trục lợi.
Năm là, tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ Đảng trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức, chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ góp phần phát hiện, ngăn chặn kịp thời những phần tử CHCN.
Nói tóm lại, Đảng cần phải không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, vận dụng và phát triển sáng tạo trong thực tiễn hoạt động; luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, tăng cường sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của mình, cần tăng cường mối quan hệ ruột thịt với nhân dân, không ngừng tự đổi mới, tự chỉnh đốn làm trong sạch bộ máy của Đảng. Có như vậy mới có sức đề kháng, loại trừ những phần tử CHCT, cơ hội thực dụng và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình./.
Phạm Văn Phong
----------
(1), (8) V.I.Lênin, Toàn tập, t.26, Nxb TB, M, 1975, tr.408, 327
(2), (7) Sđd, t.27, 1980, tr.154, 12-13.
(3) Sđd, tập 6, tr.30, 1975.
(4) Sđd, tập 39, tr.253, 1977.
(5), (6) Sđd, t.30, 1981, tr.179, 229.