(TG) - Trong ba yếu tố tư tưởng, học thuật và nghệ thuật, tư tưởng là vấn đề trọng tâm, hạt nhân của nền văn hóa. Bởi tư tưởng liên quan đến thế giới quan, nhận thức, tình cảm, thái độ, cách ứng xử của con người trước những vấn đề của tự nhiên, xã hội.
(TG)-Về bản chất văn học, nghệ thuật không sinh ra để phục vụ chính trị nhưng trong suốt tiến trình lịch sử của nhân loại, nó luôn được các giai cấp sử dụng làm công cụ, phương tiện trong công tác tư tưởng.
(TG) - Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo khoa học toàn quốc: Nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) “Về tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT thời kỳ mới”, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, trong bối cảnh tình hình mới đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tiếp tục nghiên cứu, đổi mới tư duy, phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển văn học, nghệ thuật.
(TG) - Tại Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề "Văn học, nghệ thuật với những vẫn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước hôm nay" diễn ra sáng nay, 15/12, tại Hà Nội, đồng chí Lại Xuân Môn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đã có những yêu cầu đặt ra cho đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, nhà nghiên cứu, phê bình văn học, nghệ thuật, nhà khoa học trên cả nước trong thời gian tới.
Ðúng 75 năm sau ngày Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946), vừa qua Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã được tổ chức ngày 24/11/2021 tại Hà Nội (Hội nghị). Ðây là sự kiện hết sức quan trọng nhằm tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của văn hóa và xác định một số vấn đề cấp thiết để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc.
(TG) - Một trong những điểm nhấn quan trọng của Đại hội XIII là khơi dậy khát vọng phát triển đất nước vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu đó, tại Đại hội XIII Đảng ta đã đưa ra nhiều định hướng. Một trong những định hướng mang tính đột phá là phát huy giá trị văn hóa Việt Nam. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của phát huy giá trị văn hóa trong việc hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nược giai đoạn hiện nay.
(TG) - Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo, từ khi xã hội có giai cấp, phát sinh áp bức bóc lột thì văn hóa chính trị là công cụ đấu tranh tinh thần nhằm xóa bỏ bất công, giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, mang lại cuộc sống tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc.
(TG) - An Giang chú trọng khai thác, phát huy nhân tố con người trong phát triển văn hóa, xem đây là nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội. Cùng với những đức tính cao đẹp của dân tộc ta, người dân An Giang với lòng nhân ái, trọng đạo nghĩa; chân chất, giản dị trong ứng xử và cuộc sống... đã tạo nên ý thức cộng đồng, gắn kết giữa cá nhân - gia đình - xã hội thành một khối đoàn kết, một sức mạnh nội sinh quan trọng trong suốt quá trình hội nhập và phát triển.
(TG) - Vị thế, hình ảnh, sức mạnh, danh dự, uy tín và ảnh hưởng của quốc gia một cách toàn vẹn, đa diện và thống nhất, thể hiện ở từng công dân ngay từ bên trong và trên tất cả các mối bang giao giữa nước ta với các nước khác, đó chính là chính trị, cũng chính là văn hóa. Tất cả làm nên Quốc thể Việt Nam từ trong nước và trên trường quốc tế.
(TG) - Sáng 24/11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Tạp chí Tuyên giáo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(TG) - Chiều 24/11, Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục chương trình làm việc.
(TG) - Ngày mai 24/11/2021, Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tại Thủ đô Hà Nội.
(TG) – Đó là phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng theo hình thức trực tuyến vào sáng 24/11.
(TG) - Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức sáng ngày 24/11, các đại biểu đã tham luận, đóng góp ý kiến để góp phần tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển văn hóa. Mối quan tâm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước dành cho văn hóa, cùng sứ mệnh “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” không chỉ là niềm vinh dự, tự hào mà còn khắc sâu hơn ý thức trách nhiệm của mỗi trí thức, văn nghệ sĩ, nhà văn hóa, nhà quản lý, những người thực hành văn hóa.
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thành tựu tư duy lý luận của Đảng ta về văn hóa: Vị trí vai trò của văn hóa; phương hướng mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ mới, được thể hiện tập trung trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, và Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI. Hai nghị quyết rất quan trọng và đặc sắc này có ý nghĩa như một cương lĩnh văn hóa của Đảng ta trong thời kỳ mới – Thời kỳ đổi mới toàn diện và đồng bộ đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.