Giá trị là sản phẩm của quá trình tư duy, sản xuất tinh thần của con người, là yếu tố cốt lõi nhất của văn hóa. Giá trị văn hóa là một hình thái của đời sống tinh thần, được phản ánh và kết tinh đời sống văn hóa của con người, giúp điều tiết hành vi và định hướng sự phát triển tới chân - thiện - mỹ, góp phần tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của các quốc gia - dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
(TG) - Gia đình là một thiết chế văn hóa - xã hội đặc biệt, nơi sản sinh, nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người. Trải qua những biến động, thăng trầm lịch sử, những giá trị tốt đẹp của gia đình không bị mất đi mà ngày càng được bồi đắp thêm những giá trị mới, tạo điểm tựa, sức mạnh tinh thần, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của chân, thiện, mỹ. Gìn giữ, vun đắp hệ giá trị gia đình Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần hình thành những con người mới để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
(TG) - Nhận thức về giá trị và hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam là một quá trình gắn với đổi mới tư duy và tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo.
(TG) - Chúng ta cần xây dựng và phát triển một chiến lược phát triển văn hoá của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước mắt với tầm nhìn tới năm 2030 và tới 2045. Đó là văn hóa của sự phát triển mạnh mẽ và bền vững, với khát vọng Việt Nam xã hội chủ nghĩa độc lập, nhân văn và hùng cường.
(TG) - Mọi sự phát triển của công cuộc đổi mới xoay chung quanh con người, vì con người và cho con người chứ quyết không phải con người xoay chung quang công cuộc đổi mới. Đó chính là mục tiêu nhân văn tối cao của công cuộc đổi mới. Chủ nghĩa xã hội Việt Nam, có thể nói, chính là văn hóa.
(TG) - Không có triết lý phát triển không đất nước nào, dân tộc nào có thể phát triển độc lập, mạnh mẽ và càng không thể nói tới sự nhân văn và bền vững. Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó. Triết lý phát triển Việt Nam là gì? Phải chăng hệ giá trị Việt Nam làm nên triết lý phát triển xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm 12 chữ: Độc lập - Tự do - Dân chủ - Pháp quyền - Nhân văn - Hùng cường để Việt Nam nhịp bước cùng thế giới, vì một thế giới hòa bình, thống nhất và hòa bình hôm nay và tương lai?
(TG) - Hiện nay hệ giá trị văn hóa Việt Nam đang có những biến chuyển phức tạp trước sự thay đổi nhanh chóng của các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng như những tác động khó lường của bối cảnh trong nước và quốc tế.
(TG) - Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn luôn coi trọng vai trò của văn hoá và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hoá trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức của Đảng về văn hoá ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn.
(TG) - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các cơ quan báo chí - truyền thông tích cực đẩy mạnh tuyên truyền những nội dung, chủ đề liên quan đến “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”; chú trọng xây dựng những chuyên trang, chuyên mục cụ thể...