(TG) - Kế thừa những thành tựu, bài học kinh nghiệm lãnh đạo văn hóa trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn luôn phát huy vai trò lãnh đạo để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam nhằm thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Ngày 28/6 hằng năm được chọn là Ngày Gia đình Việt Nam nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt, qua đó gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 đặt mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, là hạt nhân, tế bào lành mạnh của xã hội, tổ ấm của mỗi người; là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, lối sống tôn trọng đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phát huy, nhân rộng các giá trị tốt đẹp góp phần thúc đẩy phát triển bền vững đất nước.
Ngày 28/6 hằng năm được chọn là Ngày Gia đình Việt Nam nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt, qua đó gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Các nghiên cứu đều cho thấy, mối quan hệ bền chặt trong gia đình góp phần mang lại sức khỏe tinh thần tốt hơn và thành tích học tập cao hơn cho mỗi cá nhân. Một người có nền tảng gia đình tốt đẹp sẽ có sức khỏe dồi dào, thu nhập cao hơn và dễ thành công hơn so với mặt bằng chung.
(TG) - Thực hiện quan điểm của Đảng về văn hóa, nhất là chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh luôn xác định văn hóa có vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng tinh thần, động lực phát triển của xã hội. Từ đó, Thành ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng triển khai thực hiện các nhiệm vụ về phát triển văn hóa - xã hội và xây dựng con người Thành phố; định kỳ kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm rút ra để xác định chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tiếp theo.
(TG) - Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho cán bộ, đảng viên trẻ là nội dung, biện pháp quan trọng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
(TG) - Với bất kỳ dân tộc nào, trong bối cảnh mở cửa hội nhập đều phải đối mặt với sự xâm lăng văn hóa. Như một quy luật, chỉ có sức mạnh văn hóa nội sinh mới có thể tạo ra một sức đề kháng đủ mạnh để chống lại sự xâm lăng này. Văn hóa bản địa càng mạnh sẽ biến hại thành lợi, sẽ đồng hóa ngược lại văn hóa ngoại sinh, biến nó thành cái của mình.
(TG) - Việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Bắc Giang thời kỳ mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là yếu tố then chốt, sống còn, lâu bền trong chiến lược xây dựng tỉnh, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
(TG) - Sau hơn 25 năm tái lập tỉnh, tiếp tục phát huy những kết quả đạt được về xây dựng và phát triển văn hóa, con người theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sông Bé khóa VI, đồng thời thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng bộ tỉnh Bình Phước qua các nhiệm kỳ luôn xác định văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là nền tảng, động lực phát triển kinh tế - xã hội.
(TG) - Tham nhũng là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vì thế để phòng chống tham nhũng hiệu quả, trước hết cần hoàn thiện hệ chuẩn mực xã hội.
(TG) - Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang đổi mới theo hướng hiện đại và hội nhập sâu rộng, khi con đường phấn đấu trở thành nước phát triển, thu nhập cao đã được xác định rõ, các vấn đề về giá trị, hệ giá trị văn hoá được đặt ra và nói tới hằng ngày trong các diễn ngôn chính trị, văn hoá, xã hội, đặc biệt là xuất hiện thường xuyên và liên tục trong các văn kiện, nghị quyết quan trọng của Đảng trong hơn hai thập kỷ qua.
(TG) - Báo chí là một lĩnh vực quan trọng, nhờ khả năng tác động mạnh mẽ, rộng lớn và nhanh chóng vào toàn bộ đời sống xã hội nên báo chí có sức ảnh hưởng to lớn đến tư tưởng, tinh thần và đạo đức của quần chúng. Nhà báo là chủ thể của hoạt động báo chí. Vì vậy, cán bộ, đảng viên trong các cơ quan báo chí phải đi đầu, nêu gương trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, soi đường cho mọi công việc nói chung, trong đó có công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Để Đảng càng văn minh, nhân văn, cần tiếp tục nhận thức sâu sắc giá trị đặc biệt của văn hóa, đạo đức trong đời sống xã hội, trong xây dựng hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay.
(TG) - Xét về mặt tích cực, hiếu học là một nguồn lực quan trọng giúp Việt Nam nhanh chóng hội nhập quốc tế, kịp thời đón nhận những tiến bộ về khoa học - kỹ thuật tân tiến của thế giới, chiếm lĩnh đỉnh cao về trí tuệ của nhân loại.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với nhiều sắc thái văn hóa vùng, miền rất phong phú và độc đáo, trong đó có văn hóa vùng dân tộc thiểu số. Đây là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi cần có những chính sách đặc thù để khai thông nguồn lực văn hóa vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững.
(TG)-Về bản chất văn học, nghệ thuật không sinh ra để phục vụ chính trị nhưng trong suốt tiến trình lịch sử của nhân loại, nó luôn được các giai cấp sử dụng làm công cụ, phương tiện trong công tác tư tưởng.