(TG)-Từ nhiều năm nay, cứ đến dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 30-4-1975, trên một số báo mạng tiếng Việt ở nước ngoài và tài khoản mạng xã hội của một số cá nhân lại nói nhiều đến vấn đề hòa hợp dân tộc.
Mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều có biểu tượng niềm tin của mình. Biểu tượng niềm tin kết tụ sức mạnh tinh thần, tình cảm, sự xác tín thiêng liêng của cả dân tộc và trở thành một trong những trụ lực vững vàng, bền chắc nhất để cộng đồng dân tộc ấy tồn tại, phát triển. Đụng chạm đến biểu tượng niềm tin của một dân tộc là đụng chạm đến tình cảm thiêng liêng, sâu đậm của hàng triệu con người. Thế nên, một vài tiếng nói “lạc bầy”, cố ý bôi nhọ, xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh, sẽ không bao giờ được lòng dân Việt Nam chấp thuận. Bởi lẽ…
Ðạo luật S-219 có tên gọi "Hành trình đến tự do" vừa được Quốc hội Canada thông qua. Trước việc làm sai trái này, ngày 24-4, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định "Việt Nam kiên quyết phản đối việc Canada thông qua đạo luật này", đồng thời Bộ Ngoại giao đã triệu Ðại sứ Canada tại Việt Nam tới để phản đối, nêu rõ quan điểm của Việt Nam.
Trong suốt 40 năm qua kể từ ngày đất nước được giải phóng hoàn toàn, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách phát triển kinh tế-xã hội phù hợp; đồng thời không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác với các nước trên thế giới.
1. Những ngày gần đây, một bức ảnh chụp tại vùng chiến sự ở Xy-ri đã khiến cả thế giới ứa nước mắt. Đó là bức ảnh em bé 4 tuổi có tên là Hudea giơ tay "đầu hàng". Em bé có đôi mắt sáng, to tròn, thơ ngây ấy đã vô cùng sợ hãi vì nhầm tưởng chiếc máy ảnh có ống kính dài của phóng viên là khẩu súng trường đang hướng về mình. Theo phản xạ sinh tồn của những em bé trong vùng chiến sự, Hudea đã lập tức giơ hai tay lên cao giống như động tác của một hàng binh. Đó có lẽ sẽ là một trong những bức ảnh xót xa nhất tố cáo tội ác của chiến tranh.
Sau 40 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tình hình đất nước như thế nào? Khác với tất cả những luận điệu xuyên tạc và bôi nhọ của các thế lực thù địch, Việt Nam đang ngày càng phát triển, hòa mình với sự tiến bộ chung của thế giới.
Kết thúc một cuộc chiến tranh thường là có kẻ thắng, người thua. Nhưng riêng đối với Ngày 30-4-1975 - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì “Đối với chúng ta, không có kẻ thua, người thắng mà chỉ có dân tộc Việt Nam chúng ta thắng Mỹ”.
(TG): Trong những ngày tháng Tư này, trên một số trang mạng, một nhóm tác giả đang cho đăng tải những bài viết nhằm xuyên tạc ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước - ngày 30-4-1975. Các tác giả trên cho rằng: Ngày 30-4-1975 là dấu mốc gây chia rẽ dân tộc; rằng có thể dùng các biện pháp hòa bình để thống nhất đất nước; rằng cứ để hai miền Bắc-Nam theo hai chế độ khác nhau thì đất nước sẽ phát triển hơn… Phải khẳng định rằng, đó là những luận điệu hoàn toàn sai trái, phủ nhận sạch trơn mọi sự hy sinh của thế hệ cha ông để đất nước có được hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển như hôm nay. Từ ngày 27-4, Báo Quân đội nhân dân đã đăng tải loạt bài "Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc", khẳng định tính đúng đắn và chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước do Đảng và quân-dân ta tiến hành. Tạp chí Tuyên giáo khai thác và giới thiệu cùng bạn đọc.
Lối suy nghĩ của một số người cho rằng Việt Nam không cần độc lập, không cần thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, có thể dựa vào thực dân và đế quốc để phát triển là lối suy nghĩ thiển cận, ảo tưởng, vô trách nhiệm, là luận điệu cố tình bóp méo sự thật, xúc phạm đến xương máu của cha ông, có tội với nhân dân, có tội với tổ tiên và có tội với cả các thế hệ mai sau!
Trong những ngày tháng Tư này, trên một số trang mạng, một nhóm tác giả đang cho đăng tải những bài viết nhằm xuyên tạc ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước - ngày 30/4/1975.
(TG)-Kỷ niệm ngày sinh của V.I. Lênin, việc làm thiết thực chính là tiếp tục nghiên cứu với thái độ khoa học, quán triệt, vận dụng những nguyên lý lý luận của Người, đồng thời phải bổ sung, phát triển sáng tạo di sản tư tưởng lý luận đó nhằm thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay: xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN.
Mới đây, tại phiên đối thoại do Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tổ chức, Báo cáo viên đặc biệt về quyền văn hóa, bà Pha-ri-đa Sa-hít (Farida Shaheed) đã ghi nhận những kết quả nổi bật của nước ta trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ cũng như cải thiện các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; đặc biệt là việc mở rộng tiếp cận của người dân với giáo dục và văn hóa tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Miền Nam là một bộ phận không tách rời của Việt Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đó là “thịt của thịt Việt Nam, máu của máu Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Những hành động xâm phạm độc lập, thống nhất và chủ quyền dân tộc… là điều trái đạo lý và pháp lý quốc tế.
Hơn 40 năm trước, là "Anh Bộ đội Cụ Hồ", tác giả Hồ Ngọc Thắng cùng đồng đội vượt Trường Sơn chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị. Nhân 40 năm ngày non sông ta liền một dải, ông gửi tới bài viết không chỉ kể về các kỷ niệm mà còn bày tỏ tấm lòng của một người Việt Nam dù sống xa quê hương vẫn luôn hướng về Tổ quốc.