Đã thành thông lệ, cứ mỗi độ Xuân về, cấp ủy, chính quyền, các cấp, ngành, đoàn thể địa phương trên cả nước, cùng gia đình, người thân lại tưng bừng tổ chức đưa tiễn các thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự (NVQS) lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
“Nền văn học Việt Nam giống như một vườn hoa đang độ nở rộ…”- dịch giả người Trung Quốc Chúc Ngưỡng Tu đã từng nhận xét như vậy. Quả thực, nền văn học Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử với những thành tựu rực rỡ cả về số lượng các tác phẩm có giá trị và một đội ngũ các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Những thành tựu ấy xứng đáng được quảng bá rộng rãi ra ngoài thế giới và cũng đang hứa hẹn nhiều triển vọng, tuy nhiên công việc này vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt…
Dịp 27/2 năm nay là sự kiện khá đặc biệt đối với các thế hệ thầy thuốc và những người làm trong ngành y tế, đó là tròn 60 năm Bác Hồ gửi thư cho ngành y tế. 60 năm y tế Việt Nam làm theo lời Bác với nhiều thành tựu, nhiều dấu ấn trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong đó, xuất hiện rất nhiều tấm gương thầy thuốc đã thầm lặng cống hiến sức lực, trí tuệ cho người bệnh...
Cách đây đúng 60 năm, vào ngày 27/2/1955, nhân dịp Hội nghị Cán bộ y tế được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Hội nghị. Bức thư với những nội dung sâu sắc, khoa học, mang tính định hướng chiến lược đã trở thành tài sản vô giá của ngành y tế Việt Nam.
(TG)- Trong bất kỳ thời nào hay xã hội nào, nghề y luôn luôn là một nghề được đề cao nhiều nhất việc rèn luyện và giáo dục đạo đức nghề nghiệp hay còn gọi là y đức. Nội dung bất di bất dịch của y đức là sự hy sinh của người thầy thuốc trong việc phụng sự sức khỏe của người bệnh. Tuy vậy, điều kiện để thể hiện y đức lại thay đổi theo tình hình thực tế của mỗi thời kỳ mà người thầy thuốc phải có bản lĩnh cao cả trong sự thay đổi ấy.
Với thái độ “cầu đồng tồn dị”, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta khẳng định: Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chấp nhận sự khác biệt giữa các giai cấp, tầng lớp, dân tộc sinh sống trên đất nước và người Việt Nam ở nước ngoài, nhưng không trái với mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
(TG) - Đổi mới xuất hiện như một quy luật vận động: ở đâu có Đổi mới và Đổi mới đúng hướng, ở đó có tiến lên và phát triển; ở đâu không có Đổi mới hoặc Đổi mới loạc choạc, ở đó có trì trệ và tụt lùi. Đổi mới cần thiết cho cuộc sống như cơm ăn, nước uống. Bởi vậy, Đổi mới trở thành mối quan tâm hàng đầu của cán bộ lãnh đạo và của cả người dân thường.
Tết trồng cây không chỉ là truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng mà còn là nhiệm vụ mở đầu của năm mới, tạo không khí thi đua lao động sản xuất sôi nổi, rộng khắp trong mọi tổ chức, cơ quan, đơn vị, các tầng lớp nhân dân ngay từ những ngày đầu Xuân.
(TG) - “Với điểm tựa lịch sử, với văn hóa và văn hiến, với lòng yêu nước lúc lặng lẽ, bình dị, lúc cuộn dâng, hồn nước vẫn trường tồn mạnh mẽ, là chỗ dựa vững chắc làm nên thế nước, vận nước”. TS. VŨ NGỌC HOÀNG, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trò chuyện đầu năm với Tạp chí Tuyên giáo.
(TG) - Nhân dân ta, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh và Bác Hồ vĩ đại đã làm nên những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Mỗi một mốc son lịch sử đều thấm máu, mồ hôi, nước mắt của bao thế hệ anh hùng, liệt sĩ và đồng bào cả nước để cây độc lập, tự do mãi mãi trụ vững và đơm lộc, nảy chồi...
Dân tộc Việt Nam có truyền thống khoan dung, nhân ái, “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”... Chiến tranh đã qua đi 40 năm rồi. Cần phải nhìn vào những thành tựu phát triển của Việt Nam, trong đó có sự chung tay, góp sức của 90 triệu người dân trong nước và các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Bảo tồn, giữ gìn và phát triển những nét đẹp văn hóa của Tết cổ truyền Việt Nam là trách nhiệm của mỗi người dân chúng ta. Dù đang sinh sống trên đất nước mình, hay học tập, công tác và định cư ở nước ngoài, giữ được nét truyền thống văn hóa của Tết Việt sẽ đưa chúng ta về với cội nguồn, về với tổ tiên và quê hương, gia đình-nơi đã sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn trưởng thành.
“Một bộ phim Việt Nam hoàn toàn có thể thành công nếu nói về những chủ đề hay vấn đề mà người xem có thể liên hệ với bản thân,” đạo diễn người Mỹ gốc Việt Victor Vũ nhận định.
40 năm kể từ “Mùa xuân đầu tiên” thống nhất đất nước, những nỗi nghi ngại, âu lo cách trở ngày mỗi nguôi ngoai. Quãng thời gian dài ấy cũng chính là quá trình đất nước vươn dậy mạnh mẽ từ hoang tàn sau chiến tranh, nhân dân trong nước và bà con ở nước ngoài cùng từng bước, từng chặng chung tay xây dựng, bảo vệ cuộc sống hòa bình, phát triển.
(TG) - Cuộc nội chiến ở U-crai-na đang leo thang tới mức có thể lan rộng thành một cuộc chiến tranh lớn giữa lòng Châu Âu, thậm chí là Chiến tranh thế giới lần thứ III. Để hóa giải nguy cơ này, nguyên thủ nhiều nước Châu Âu như Đức, Pháp, Áo…chủ trương hóa giải cuộc khủng hoảng U-crai-na bằng biện pháp ngoại giao và chính trị, còn Mỹ và chính quyền Ki-ep được Oa-sinh-tơn hậu thuẫn lại chủ trương sử dụng sức mạnh quân sự.