Chủ Nhật, 24/11/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Ba, 25/11/2008 9:0'(GMT+7)

Người nặng tình với văn hoá Mông

Anh Giàng Seo Gà

Anh Giàng Seo Gà

Thông qua đó, người đọc hiểu thêm về nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mông. Cũng chính vì nét độc đáo đó, tác phẩm đã đoạt giải Nhì trong Cuộc thi viết về phong tục cưới hỏi các vùng miền Việt Nam do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức.

Được biết, bài dự thi của anh dài gần 4.000 chữ, làm thế nào mà anh có được tác phẩm công phu ấy?

Thực tế, phong tục của người Mông như thế nào thì tôi viết thế, không thêm bớt, chắp nối. Sinh ra và lớn lên ở Sa Pa, địa phương có nhiều đồng bào Mông sinh sống, tôi cũng là người Mông nên hơn ai hết, tôi hiểu rõ phong tục, con người nơi đây. Chính vì lẽ đó, tôi chọn viết về đề tài cưới hỏi của người Mông với mong muốn góp phần bảo tồn giá trị văn hoá cao đẹp đã tồn tại từ ngàn đời nay. Đặc trưng trong đám cưới của người Mông gồm hai phần: kéo vợ và lễ cưới. Trong đó, tục kéo vợ có nhiều nét văn hoá độc đáo. Chàng trai kéo người con gái về nhà mình, cô ấy sẽ được “sống thử” 3 ngày, nếu ưng thì làm lễ cưới, không ưng thì có quyền từ chối. Trong trường hợp cô gái từ chối, nhà trai phải tôn trọng quyết định đó. Nếu ưng, lễ cưới sẽ được tổ chức tại nhà gái trong vòng 1 ngày đêm. Trước khi về ở hẳn nhà chồng, cô gái phải thắp hương bái lạy tổ tiên, các ma tốt... để thông báo về việc con gái đi ở với chồng. Đặc biệt, người Mông quan niệm về hôn nhân không khắt khe như các dân tộc khác. Anh em trong vòng ba đời nội tộc có thể lấy được nhau. Đây là kiểu quan niệm hôn nhân khép kín từ xa xưa để lại nhằm bảo vệ tài sản của dòng họ cho con cháu.

Nhưng có ý kiến cho rằng, trong cuộc sống hiện đại, tục kéo vợ không còn phù hợp?

Sở dĩ có ý kiến như vậy là vì họ không hiểu hết cái lý của người Mông. Không

Cần bảo tồn tục kéo vợ của người Mông

phải kéo vợ là cứ thấy cô nào xinh xắn, giỏi giang, muốn lấy làm vợ thì kéo về nhà mình. Trước khi diễn ra lễ kéo vợ, đôi nam nữ đã có thời gian yêu, tìm hiểu nhau rất cặn kẽ. Kéo vợ chỉ là cái tục buộc phải có để người con gái chính thức bước chân về nhà chồng. Tôi là người trong cuộc, đã từng kéo vợ từ năm 11 tuổi nên tôi cho rằng phong tục này rất hay, rất văn minh và cần được bảo tồn.

Bận rộn với công việc quản lý, anh sắp xếp thời gian như thế nào để sưu tầm và viết?

Ngoài công việc ở Trung tâm, tôi tranh thủ ngày thứ Bảy, Chủ nhật dạy thổi sáo, thổi kèn lá cho thanh niên ở các bản. Nhiều em đã trở thành nòng cốt của phong trào văn nghệ quần chúng các xã vùng cao, vùng sâu. Trong những chuyến đi đó, tôi đến gặp các già làng, tìm hiểu, có gì viết nấy. Suốt 20 năm qua, tôi đi không biết bao nhiêu bản làng để tìm hiểu cặn kẽ những truyền thuyết, lễ hội của người Mông. Cũng nhờ những chuyến đi đó, được giao lưu, tiếp xúc với các nghệ nhân, bà con dân bản, tôi học hỏi và sáng tác được rất nhiều bài hát ru, bài múa giã lanh, múa cúng, múa xoáy. Năm 1993, trong Liên hoan hát ru lần thứ nhất của tỉnh Lào Cai, tôi đã đoạt giải Nhất. Mỗi khi khám phá ra một điều mới mẻ, tôi lại thấy yêu bản, yêu người Mông mình hơn.

Sắp tới, anh dự định viết về chủ đề gì của người Mông?

Tôi vẫn còn sung sức nên sẽ đi nhiều và viết nhiều. Dân tộc Mông có vô vàn điều thú vị để các bạn khám phá. Có người hỏi, sao người Mông có tục lệ dùng trâu để cúng trời? Đó là vì trâu có hai sừng rất khỏe để mở đường lên trời, bốn chân đạp đất, đuôi thì quét sạch rác. Trong nghi lễ thờ cúng của người Mông cũng có nhiều phong tục độc đáo mà khi không hiểu hết ngọn nguồn, người ta sẽ cho là “lạc hậu”, “cổ hủ”. Tất cả những nét độc đáo đó tôi đã mô tả trong tập Tang ca (những bài ca dẫn lối cho linh hồn người chết). Là người làm công tác sưu tầm, tôi hi vọng những trang viết của mình sẽ giúp mọi người hiểu hơn và yêu hơn bản sắc độc đáo của người Mông.

Nghe nói, ngoài những trang viết đó, anh còn nổi tiếng là người thổi sáo giỏi nhất Sa Pa?

Cây sáo lưỡi với chàng trai Mông có khi còn gắn bó hơn cả bạn tình. Nó được mang theo như một kỷ vật, lúc lên nương tỉa bắp, khi xuống núi đi chợ. Truyền thuyết ngàn xưa truyền lại rằng, sáo lưỡi được coi là linh hồn của người Mông. Lúc nhỏ, tôi mê thổi khèn lắm nhưng không có tiền mua nên phải dậy sớm để dạy mọi người trong bản. Kiếm được kha khá nhưng tôi tiếc tiền không mua khèn mà mua sáo lưỡi vì chỉ mất 30.000 đồng. Mày mò mãi, tôi phát hiện ra, để bảy nốt chính và ba nốt phụ đều rung thì phải điều chỉnh lưỡi gà ở vị trí thích hợp, từ đó sáo phát ra thanh âm rất đặc trưng. Năm 1987, tôi được Đài Tiếng nói Việt Nam mời thu băng bài sáo Mông làm nhạc đệm cho chương trình tiếng Mông và đều đặn từ đó tới nay, cứ hai năm một lần Đài lại mời tôi về thu.

Anh có thể chia sẻ một chút về kỷ niệm đáng nhớ khi anh đi kéo vợ năm 11 tuổi?

Thời của tôi cách đây mấy chục năm rồi, cũng khác nay nhiều lắm. Bây giờ, thanh niên bạo dạn hơn. Chúng tìm hiểu nhau xong là kéo vợ về liền, đa số sau 3 ngày là con dâu ưng nhà chồng. Năm tôi 11 tuổi, đi kéo vợ về, bố mẹ mổ gà đãi con dâu, hai vợ chồng còn tranh nhau cái đùi gà. Chúng tôi cứ chơi đùa với nhau như con nít. Ngày ngày lên nương, làm rẫy rồi cùng múa khèn, thổi sáo. Được cái, vợ tôi múa đẹp lắm. Năm 20 tuổi, tôi nghe dân bản bảo: “Con Sùng là vợ mày đấy. Nó xinh đẹp và ngoan nhất cái bản này, mày mà không ngủ với nó, nó bỏ đi lấy người khác đấy!”. Thế mà mãi đến 22 tuổi chúng tôi mới sinh con, nay đã có 5 con (2 trai, 3 gái). Hai đứa con trai của tôi đều thổi sáo rất hay, thế là tôi mãn nguyện rồi./.

(Theo: Báo Lào Cai, KTNT)   

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất