Thứ Sáu, 4/10/2024
Thực tiễn kinh nghiệm
Thứ Tư, 20/10/2010 23:32'(GMT+7)

Quê hương đồng khởi làm theo lời Bác

Đồng chí Vũ Hồng Thanh- Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Phó trưởng ban chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh Bến Tre. Ảnh Đức Anh

Đồng chí Vũ Hồng Thanh- Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Phó trưởng ban chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh Bến Tre. Ảnh Đức Anh

“Không khí phấn khởi ấy có nhiều nguyên nhân, nhưng điều cốt lõi vẫn là dân Bến Tre những năm gần đây đã có cuộc sống no đủ hơn. Tỉnh đã làm được nhiều việc cho dân, nhất là cải cách thủ tục hành chính; giải quyết căn bản được các khiếu kiện của dân. Nhưng nguyên nhân sâu xa nhất vấn là động lực tinh thần. Và chính Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở Bến Tre đã và đang đi vào cuộc sống, với việc xuất hiện nhiều tấm gương “làm theo” đã thực sự là động lực quan trọng, khơi dậy niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh. Với kết quả thực hiện 4 năm qua, tại Đại hội lần này, tỉnh ủy Bến Tre sẽ quyết tâm, tiếp tục đưa Cuộc vận động này vào thực hiện nền nếp từ năm 2011”. Đồng chí Vũ Hồng Thanh- Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Phó trưởng ban chỉ đạo Cuộc vận động của tỉnh Bến Tre đã khẳng định như vậy khi trao đổi với chúng tôi.

 Đồng chí tô Huy Rứa biểu dương thành tích Công tác Tuyên giáo  và hiệu quả Cuộc vận động ở Bến Tre trong 4 năm qua. Trong ảnh, đồng chí Tô Huy Rứa  phát biểu tại buổi làm việc với Thường trực tỉnh ủy và Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, ngày 18/10/2010.
Ảnh Đức Anh


Vậy trên thực tế Bến Tre đã gặt hái được kết quả như thế nào qua 4 năm thực hiện Cuộc vận động?

Theo báo cáo của tỉnh ủy, Cuộc vận động làm cho toàn Đảng bộ, toàn dân ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, giá trị tinh thần to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kết quả bước đầu của Cuộc vận động đã tạo ra những chuyển biến quan trọng trong nhận thức, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân; ý chí vượt khó, vươn lên thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, chăm lo đời sống của nhân dân thể hiện rõ hơn. Ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân được nâng lên; Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở ngày càng phát triển; tinh thần tương thân tương ái theo truyền thống của dân tộc đang được phát huy, đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo (ông Huỳnh Văn Dễ xã Vĩnh Bình, Chợ Lách; Nguyễn Văn Bạch xã Phước Mỹ Trung, Mỏ Cảy Bắc…); Công tác cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu bước đầu có hiệu quả, một số nơi có cách là sáng tạo (Thị trấn Bình Đại, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre…).

Thông qua thực hiện Cuộc vận động, đã tạo ra bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bước đầu khơi dậy phong trào học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức trong sáng của Người. Nhiều địa phương, đơn vị đã gắn việc triển khai Cuộc vận động với thực hiện nhiệm vụ chính trị, bằng nhiều hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng đã thể hiện tình cảm, trách nhiệm đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã xuất hiện nhiều mô hình mới, tạo sức lan tỏa sâu, rộng, khí thế thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và công tác xây dựng Đảng như: Các tổ chức đoàn thể ở thành phố Bến Tre phát huy vai trò nòng cốt trong phong trào thi đua, huy động nhân dân tự nguyện đóng góp pê tông hoá các lộ hẻm nội ô, bó láng vĩa hè, góp phần xây dựng Thị xã đạt chuẩn Thành phố thuộc tỉnh; huyện Châu Thành phấn đấu xây dựng huyện văn hóa với phong trào giúp nhau phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo, đã xuất hiện ngày càng nhiều tâp thề cá nhân tiêu biểu (45 tập thể và 142 cá nhân); huyện Ba Tri tập trung chỉ đạo đơn vị điểm, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ động trực quan đã tạo bước chuyển biến đáng kể với 21 tập thể và 62 cá nhân tiêu biểu; nhiều tấm gương sáng hết lòng vì cộng đồng, quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn (ông Lê Tiền Phong, xã An Thạnh, Mỏ Cày Nam, bà Lê Thị Nguyệt, thị trấn Ba Tri...), những tấm gương hiếu thảo, cần cù và tiết kiệm trong chi tiêu để chăm sóc cha mẹ già (bà Lê Thị Hồng, phường 8, cô Trần Thi Kim Sang trường Mầm non bán công Hoa Dừa…); những tấm gương của cán bộ công chức, trí thức, doanh nghiệp trẻ ngày đêm lao động cần cù, sáng tạo, góp phần công sức vào sự nghiệp xây dựng, phát triển quê hương.

Trong các lực lượng vũ trang: Các phong trào lớn gắn với Cuộc vận động như “Sáng mãi phẩm chất bộ đội Cụ Hồ”; “Công an nhân dân vì nước quên thân vì dân phục vụ” và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, “Bộ đội biên phòng học tập và làm theo lời Bác”; đồng thời đẩy mạnh đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, chủ động tập trung một số nhiệm vụ công tác chuyên môn, đã xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu được biểu dương, khen thưởng; tấm gương những chiến sĩ Công an có nhiều thành tích trong học tập, rèn luyện theo 6 điều Bác dạy (Trung tá Nguyễn Thị Hồng Hoa, đội trưởng đội tham mưu tổng hợp Công an huyện Giồng Trôm); tấm gương dũng cảm trong đấu tranh truy bắt tội phạm, bảo vệ bình yên cho cuộc sống nhân dân (Trung tá Đặng Văn Chiến, Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy – Công an thành phố Bến Tre; Thượng uý Nguyễn Văn Triều, trợ lý cán bộ Phòng Chính trị Bộ đội Biên phòng Bến Tre; Thượng tá Nguyễn Trường Sinh, Phó tham mưu trưởng, phòng tham mưu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; …..). Riêng mô hình “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo” của Bộ đội Biên phòng tỉnh đã xây dựng 3 công trình dân sinh, xây tặng 153 ngôi nhà “Đại đoàn kết” 31 nhà tình nghĩa, 108 căn nhà tình thương với tổng giá trị trên 5,4 tỉ đồng.

Trong các ngành, hội, đoàn thể: Ngành giáo dục, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”; “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”; thực hiện hiệu quả khẩu hiệu “học giỏi, chăm ngoan” chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; thực hiện Cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung trong các trường học; việc kiểm tra, đánh giá, thi cử được tiến hành nghiêm túc. Vì thế, tình trạng học sinh bỏ học đã giảm, từng bước lập lại kỷ cương trong nhà trường đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình của các em học sinh, sinh viên 3 tốt, cháu ngoan Bác Hồ ra sức phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác.

Ngành y tế đã tập trung lãnh chỉ đạo chặt chẽ, gắn Cuộc vận động với thực hiện 12 điều Y đức. Hầu hết các phòng, khoa các bệnh viện đã cải tiến thủ tục hành chính, lề lối làm việc, thực hiện đầy đủ các quy định về tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, đảm bảo giờ ngày công... góp phần nâng cao uy tín, chất lượng khám và chữa bệnh đã tạo được niềm tin, giảm phiền hà cho bệnh nhân và người nhà của họ. Nhiều cá nhân, có nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ của khoa học và y học hiện đại vào trong khám và chữa bệnh mang lại hiệu quả thiết thực. Những tấm gương bác sĩ, lương y thật xứng danh “thầy thuốc như mẹ hiền” (Dược sĩ Nguyễn Văn Tùng, Trưởng khoa Dược bệnh viện Đa khoa Châu Thành, nghiên cứu, ứng dụng thành công công nghệ thông tin vào trong lĩnh vực công tác của mình, góp phần thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; Lương y Huỳnh Công Trận ở xã Tân Thủy, huyện Ba Tri ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân còn nhiệt tình trong công tác từ thiện xã hội; tập thể bệnh viện đa khoa huyện Thạnh phú ...).

Mặt trận Tổ quốc các cấp đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với công tác bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh. Kết quả, đến nay toàn tỉnh đã có 977 / 977 ấp (100%); 105/164 xã, phường, thị trấn văn hóa đạt 64,02%; đẩy mạnh các phong trào “Tương thân, tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm là rách nhiều”; vận động nhân dân đóng góp quỹ xây dựng nhà đại đoàn kết, hiến, tặng đất để xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo không có đất xây dựng nhà ở. Những tấm gương không chỉ trong cán bộ, đảng viên mà còn có các chức sắc tôn giáo “sống tốt đời, đẹp đạo” (Đại đức Thích Trí Định, trụ trì chùa Đông Phước, thị trấn Bình Đại, đã gương mẫu thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và vận động các tín đồ phật tử tích cực tham gia thực hiện Cuộc vận động sống “tốt đời đẹp đạo”, ủng hộ số tiền 25 triệu và hiện vật xây dựng đền thờ liệt sĩ thị trấn Bình Đại và đền thờ liệt sĩ xã Đại Hòa Lộc; vận động phật tử hiến 1.840 m2 đất để mở rộng đường giao thông, xây dựng và phát triển đô thị. Nhận thức và hành động đúng giúp Đại đức hình thành lý tưởng của mình, tự nguyện xin và đã được kết nạp vào Đảng….). Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị 01-CT/TU của Tỉnh ủy về xây dựng đền thờ liệt sĩ và chăm lo nhà ở cho gia đình chính sách, qua thực hiện Cuộc vận động đã tạo chuyển biến tích cực. Năm 2007, số lượng đền thờ liệt sĩ được xây dựng tăng hơn 10 lần so năm trước, đến nay toàn tỉnh có 152/164 xã, phường thị trấn đã hoàn thành việc xây dựng đền thờ liệt sĩ bằng nguồn kinh phí vận động trong nhân dân. Đó là thể hiện tình cảm, sự quyết tâm của toàn đảng bộ và nhân dân thực hiện Di chúc của Bác và còn nhiều, rất nhiều những tấm gương sáng, những nghĩa cử cao đẹp và những việc làm có ý nghĩa khác. Tất cả những nổ lực, phấn đấu và thành tích đó thật sự có ý nghĩa và xứng đáng làm quà dâng nhân kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ. Những tấm gương cá nhân và tập thể tiêu biểu được tuyên dương tại Hội nghị gặp mặt, giao lưu là những bông hoa đẹp, đại diện cho những tập thể, cá nhân đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực, là hạt nhân nòng cốt để dẫn truyền sâu rộng hơn nữa Cuộc vận động đến với mọi tầng lớp trong xã hội.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện có kết quả Cuộc vận động “Tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác”; tổ chức các diễn đàn “Bác Hồ với thanh niên -Thanh niên với Bác Hồ”, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, một mặt tạo sân chơi cho thanh thiếu niên, mặt khác nhằm thu hút, tập hợp thanh niên tham gia vào tổ chức Đoàn, hội; xây dựng tủ sách thanh niên; thành lập các tổ “Thanh niên xung kích”, “Thanh niên tình nguyện” vì cuộc sống cộng đồng, làm nòng cốt trong các phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội… ở cơ sở.

Hội Phụ nữ các cấp thực hiện rất có hiệu quả những mô hình như: “Hủ gạo gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm”, “Quả dừa tiết kiệm”, liếp rau, ao cá tình thương, góp vốn tương trợ xây dựng cống chức nước sạch….. Những mô hình này đãn xây dựng quỹ và tiết kiệm trên 4 tỷ đồng, xây dựng 27 nhà tình nghĩa, 345 nhà tình thương, sửa chữa 73 nhà tình thương cho phụ nữ nghèo và gia đình chính sách. Trong đó, phong trào vận động vận động, ửng hộ xây dựng “Mái ấm tình thương”, đã huy động 2.189.353.000 đồng. Điều đáng ghi nhận từ phong trào “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Hội Phụ nữ là, nhiều cơ sở hội chủ động lồng ghép việc thực hiện tiết kiệm với các hoạt động nhân đạo, từ thiện để tương trợ cho những hội viên, gia đình khó khăn, qua đó xã hội thấy được việc “làm theo” của mỗi hội viên tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa thiết thực.

Với Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh thực hiện các phong trào “Nông dân - Cựu chiến binh sản xuất giỏi”, “Trồng một cây nuôi một con gây quỹ ủng hộ gia đình khó khăn”; thành lập các “Tổ tình nguyện bảo vệ an ninh trật trự, bảo vệ môi trường ở các thôn, xóm”…

Đạt được những kết trên là do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có kế hoạch, nội dung triển khai thực hiện Cuộc vận động theo chủ đề từng năm có hiệu quả, đi vào chiều sâu, tập trung thực hiện chủ trương vì người nghèo, đã góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Qua đó, góp phần đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Thực tiễn kết quả thực hiện Cuộc vận động khẳng định rằng, những việc làm trên được dư luận, nhân dân đồng tình cao. Đó là cơ sở tạo niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây chính là kết quả, chuyển biến về chất do Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mang lại. Qua hơn 4 năm thực hiện Cuộc vận động đã thực sự có sức lôi cuốn và lan toả ngày càng sâu, rộng trong nhân dân góp phần nâng cao nhận thức về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho mọi người càng thêm tin tưởng, tự hào và biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, càng có thêm quyết tâm trong học tập, phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cá nhân, đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ và tham gia tích cực của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Kết quả thực hiện cuộc vận động đã trở thành một dấu ấn tốt đẹp trong suy nghĩ của đại bộ phận cán bộ, đảng viên và đông đảo các tầng lớp nhân dân. Nhiều nơi có cách làm sáng tạo như Đảng uỷ Công an, Quân sự tỉnh và một số Đảng bộ xã, phường, thị trấn của thành phố Bến Tre, huyện Giồng Trôm, Bình Đại…. các chi bộ còn mở sổ tự tu dưỡng, rèn luyện, để từng cán bộ đảng viên đăng ký làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ gắn với nhiệm vụ chuyên môn, đã thu được những kết quả rất thiết thực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong đảng bộ, sự đồng thuận trong nhân dân tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt 9,41%/năm. Tăng 0,33% so bình quân 5 năm trước; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 866 USD, tăng 75,6% so năm 1005.

Ở mỗi cấp, mỗi ngành đều có những tấm gương, những việc làm thiết thực đã góp phần tích cực thực hiện Cuộc vận động. Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện nghiêm túc, việc giảm bớt các cuộc họp không cần thiết, rút ngắn thời gian đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc họp; sử dụng hợp lý hơn tài sản công....Công tác cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh, giảm bớt phiền hà và thời gian chờ đợi của người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Từ công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện Cuộc vận động bốn năm qua, nhất là công tác phát hiện, tuyên truyền nhân rộng các điển hình làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, Tỉnh ủy Bến Tre cũng đúc rút nhiều kinh nghiệm. Đây là những kinh nghiệm quý báu để tỉnh tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện Cuộc vận động những năm tiếp theo.

Một là, Ban chỉ đạp các cấp, bí thư cấp uỷ, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương phải quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, biểu dương khen thưởng, tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến và nghiêm khắc phê bình những tổ chức, cá nhân thực hiện chưa tốt Cuộc vận động; xem đây là nhiệm vụ vừa cấp thiết, vừa thường xuyên, lâu dài trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức và trong xây dựng đời sống tinh thần, xây dựng nền tảng đạo đức của xã hội. Do vậy, không chủ quan nóng vội, cũng không được do dự, chậm trễ.

Hai là, cán bộ, đảng viên nhất là lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải tự giác, gương mẫu thực hiện, phải là tấm gương tốt cho quần chúng và nhân dân noi theo. Đây là yếu tố có tính quyết định để tạo ra phong trào và đảm bảo cho sự thành công của Cuộc vận động. Sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong đó có cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, có ý nghĩa rất lớn đối với kết quả triển khai Cuộc vận động hiện nay.

Ba là, phải chủ động, sáng tạo trong cách làm, tránh rập khuôn máy móc. Từng thời gian, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải chọn nội dung cụ thể, chủ đề phù hợp làm theo, nhằm tạo chuyển biến thật sự. Thực hiện tốt việc gắn kết, lồng nghép nội dung Cuộc vận động với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương với các phong trào thi đua yêu nước đang thực hiện; đặc biệt là, gắn kết cụ thể, sát hợp với nhiệm vụ xây dựng Đảng, tổ chức cơ sở đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên.

Bốn là, nâng cao trách nhiệm của Ban Chỉ đạo các cấp, thường xuyên có kế hoạch kiểm tra, giám sát, xây dựng đơn vị điểm, phân công, phân nhiệm cụ thể trong các thành viên Ban Chỉ đạo, kịp thời sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Cần gắn "học tập" với "làm theo" tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời, phải xây dựng và ban hành các quy chế thực hiện để kiểm tra, giám sát; để các đoàn thể, nhân dân cùng tham gia giám sát cán bộ, đảng viên làm theo tấm gương đạo đức của Bác.

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bảo đảm thường xuyên, liên tục, sâu rộng, đến tất cả các đối tượng trong xã hội với những hình thức phù hợp, hấp dẫn. Kết hợp tuyên truyền về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác và tuyên truyền về những gương điển hình học tập, làm theo để có sức thuyết phục cao. Phát huy vai trò hướng dẫn làm theo của báo chí, tuyên truyền.

Sáu là, cần có những quy định cụ thể thực hiện trách nhiệm, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ chủ trì, chủ chốt, cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác; coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để tạo nên những kết quả, việc làm cụ thể, làm tăng thêm niềm tin và sự hưởng ứng của toàn Ðảng, toàn dân thực hiện Cuộc vận động.

Thứ bảy, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên phải chủ động, tích cực, tự giác làm theo tấm gương đạo đức của Bác thường xuyên, liên tục, từ những việc làm cụ thể hàng ngày; nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều./.

Đức Anh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất