Thứ Sáu, 20/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Thứ Bảy, 17/9/2016 10:39'(GMT+7)

Toàn vẹn cho di sản

Làng Chài trên vịnh Cát Bà

Làng Chài trên vịnh Cát Bà

Nối dài di sản

Theo đó, Phó Thủ tướng giao UBND TP Hải Phòng chủ trì, phối hợp với UBND Quảng Ninh và các cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ đề cử vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà trình UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo đúng quy định của Công ước Di sản thế giới năm 1972.

Đây không phải là lần đầu tiên, ý tưởng “nối dài” Cát Bà vào không gian vịnh Hạ Long được nhắc tới. Năm 2014, tại kỳ họp lần thứ 38 của Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO, hồ sơ quần đảo Cát Bà - Khu dự trữ sinh quyển thế giới - được các cơ quan tư vấn của UNESCO đặt ở mức N, tức là không được khuyến khích để ghi danh. Thay vào đó, Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã đưa ra khuyến nghị mở rộng Vịnh Hạ Long tới Cát Bà, với quan điểm rằng cách làm ấy sẽ bổ sung nhiều giá trị cho vịnh Hạ Long về tổng thể. Lý do là vì rất khó để UNESCO công nhận 2 Di sản Thế giới khác nhau cho 2 không gian liền kề và có nhiều điểm tương đồng về địa chất, địa mạo, cấu trúc sinh học, bởi vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO vinh danh về các giá trị trên vào các năm 1994 và 2000.

Thực ra, năm 1993, khi lần đầu tiên xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận vịnh Hạ Long là Di sản Thiên nhiên thế giới, tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan liên quan, các chuyên gia đã đưa cả một phần quần đảo Cát Bà và vịnh Bái Tử Long vào hồ sơ. Tuy nhiên sau đó phải thay đổi vì nhiều lý do. Còn ở thời điểm hiện tại, khi vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận danh hiệu Di sản cho những tiêu chí khác nhau, việc đề nghị “mở rộng” ít nhiều mang tính khả thi cao hơn.

Trường hợp “nối dài” di sản thành công cũng đã từng xảy ra tại Di sản Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng. Trong lần vinh danh thứ 2 vào năm 2015, UNESCO đã đồng ý công nhận diện tích mở rộng của Di sản này thêm gần 50%: Từ 86.000ha lên 123.000ha. Lần này, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận với các tiêu chí nổi bật toàn cầu, là đại diện cho quá trình tiến hóa, phát triển của các hệ sinh thái trên cạn và sở hữu môi trường sống tự nhiên tiêu biểu về đa dạng sinh học. Đại diện UNESCO tại Việt Nam cũng đề xuất ý tưởng kết hợp giữa 2 Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với Him Nano (Lào) để tạo thành quần thể núi đá vôi lớn, có độ đa dạng sinh học cao.

Mảnh ghép hoàn chỉnh

Văn phòng Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) tại Việt Nam cũng khẳng định sự cần thiết của việc mở rộng vịnh Hạ Long với quần đảo Cát Bà để xây dựng hồ sơ đề cử Di sản Thế giới, đồng thời khẳng định sự quyết tâm của TP Hải Phòng, sự ủng hộ của IUCN và các tổ chức quốc tế, cơ quan, nhà khoa học liên quan tại nhiều diễn đàn thảo luận về vấn đề này thời gian qua.

Theo PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng di sản Văn hóa Quốc gia, xét về mặt địa chất, địa mạo, Cát Bà là một phần hữu cơ của không gian vịnh Hạ Long, và cũng đã từng thuộc về tỉnh Quảng Ninh (cũ) cho tới khi được “cắt” sang Hải Phòng vào năm 1956. Môi trường của hai địa điểm này cũng giống nhau, đa dạng sinh học hai nơi là một. Tuy nhiên, phần chứa đựng ở Hạ Long không phong phú bằng Cát Bà, ngược lại, nếu thiếu Hạ Long thì Cát Bà lại không hoàn chỉnh.

Hiện Cát Bà đã có 3 danh hiệu: Vườn quốc gia Cát Bà; Khu bảo tồn sinh quyển Cát Bà và Khu di tích danh thắng quốc gia đặc biệt Cát Bà. Nếu lần này hồ sơ đề cử được công nhận, địa danh đó sẽ có thêm danh hiệu đa dạng sinh học thế giới. Chính vì thế, chỉ khi nào mở rộng không gian vịnh Hạ Long đến quần đảo Cát Bà thành một quần thể thống nhất thì đa dạng sinh học mới toàn vẹn, phần “mở rộng” cũng sẽ hưởng lợi rất lớn từ sự thay đổi này trên. Bởi, với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sân bay Cát Bi và đặc biệt là cầu vượt biển Đình Vũ - Cát Hải đang được xây dựng, du khách chỉ mất vài chục phút là có thể qua phà, vào Cát Bà và sang Hạ Long, thay vì phải vượt thêm quãng đường vòng vài chục cây số như hiện nay.

Tuy nhiên, sự liên kết đang được mong đợi dù sẽ tốt hơn về mặt bảo tồn di sản nhưng cũng sẽ dẫn tới những phức tạp về mô hình quản lý, cũng như khai thác quyền lợi tại các di sản. Nếu công nhận Cát Bà là một phần của vịnh Hạ Long “mở rộng”, chắc chắn UNESCO sẽ không chấp nhận việc tiếp tục tồn tại 2 ban quản lý và 2 cơ chế hoạt động ở di sản. Vì vậy, Quảng Ninh và Hải Phòng cần phải thống nhất với nhau về quan điểm cũng như các vấn đề liên quan khác, trong đó xác định rõ ranh giới quản lý giữa hai địa phương trước khi tiến hành lập hồ sơ.

Duy Anh (daibieunhandan.vn)


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất