Việc tinh giản, sắp xếp lại tổ chức bộ máy (TCBM) đang thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội và các tầng lớp nhân dân. Quá trình triển khai công tác này đã, đang và sẽ gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn. Quan trọng hơn, để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả sau khi sắp xếp, rất cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định, cơ chế, chính sách không còn phù hợp tình hình mới.
Ngày 5/10, tại tỉnh Thái Nguyên, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và triển khai Quy định số 07-QĐi/TW ngày 28/8/2018 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức Đảng vi phạm.
(TG)- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Do đó, nâng cao hơn nữa tinh thần tự giác, trách nhiệm, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng nói riêng trong mọi mặt công tác và đời sống là thiết thực góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, tham nhũng, tiêu cực; củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, Tỉnh ủy Lạng Sơn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức cơ sở đảng (TCCSÐ) có biểu hiện yếu kém và suy giảm sức chiến đấu. Sau hơn một năm triển khai, nhiều tổ chức đảng ở cơ sở đã có chuyển biến tích cực, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Sau gần một năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 6 (khóa XII), nhiều địa phương trong cả nước đã thể hiện quyết tâm chính trị cao, vận dụng cách làm sáng tạo nhằm đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, để có bộ máy “gọn”, con người “tinh”, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, rất cần tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc từ thực tiễn triển khai.
Để khắc phục hạn chế được Nghị quyết Trung ương 4, khoá XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng chỉ ra: “Giảng dạy và học tập nghị quyết của Đảng chưa được coi trọng đúng mức, kém hiệu quả, nội dung và phương pháp giáo dục, truyền đạt chậm đổi mới”, Tỉnh ủy Bắc Cạn tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, việc học tập, triển khai chỉ thị, nghị quyết của Đảng và bước đầu tạo chuyển biến tốt.
Ngày 1/10, Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; triển khai nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết trong thời gian tới.
Ngày 1/10, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh ủy Tây Ninh khóa X (nhiệm kỳ 2015-2020) tổ chức hội nghị lần thứ 34 để thảo luận, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng 9 tháng đầu năm và định hướng thực hiện nhiệm vụ chính trị 3 tháng cuối năm 2018.
Chúng ta đã đi qua ba phần tư chặng đường của năm 2018 và nửa thời gian thực hiện Nghị quyết Ðại hội lần thứ XII của Ðảng. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tiếp tục đà chuyển biến tích cực, năm sau tốt hơn năm trước, đạt những kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2018 ước hoàn thành và vượt cả 12 chỉ tiêu KTXH.
Ban Tổ chức Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII), Tỉnh ủy Thanh Hóa chọn khâu đột phá là đánh giá cán bộ, với nhiều đổi mới trong đánh giá tập thể, cá nhân, qua đó khắc phục bệnh hình thức, nể nang, né tránh, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị.
Ngày 5-8-2008, Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đến nay, sau 10 năm đi vào thực tiễn, nông nghiệp có bước tăng trưởng khá toàn diện; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện; từng bước hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Từ một thành phố nhỏ vừa mới chia tách, kinh tế chưa phát triển, sau 15 năm thực hiện Nghị Quyết 33 ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Nghị quyết 33) đã góp phần quan trọng đưa Đà Nẵng phát triển vượt bậc, được mệnh danh là “Thành phố đáng sống”.
Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Nội vụ, trong giai đoạn thanh tra (từ ngày 01/01/2016 đến ngày 30/4/2018), UBND tỉnh Vĩnh Long và các cơ quan, thực hiện việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, nhưng quá trình thực hiện còn hạn chế, tồn tại.
Đảng bộ huyện Vân Hồ (Sơn La) với cách nghĩ, cách làm sáng tạo, đã khai thác được tiềm năng, lợi thế, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư vào huyện. Cùng với đó, huyện tập trung củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ ở cơ sở, góp phần tạo ra những cơ hội phát triển mới cho vùng đất này.