(TG) - Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn quân sự (KHXHNVQS) ở các học viện, trường sĩ quan đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hiện nay là đòi hỏi khách quan cấp thiết, lâu dài; là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng giảng dạy các môn KHXHNVQS.
(TG) – Đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương được Bộ Chính trị giao kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026.
(TG) - Trong bối cảnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng đi vào chiều sâu, “đã trở thành phong trào, thành xu thế không thể đảo ngược”, cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cung cấp “cẩm nang” về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Vì vậy, việc vận dụng tư tưởng của cuốn sách vào công tác đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, rèn luyện giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang hiểu sâu sắc, toàn diện những vấn đề lý luận, thực tiễn về nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng và vận dụng vào thực tiễn trong quá trình công tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Đạo đức là yếu tố quan trọng cấu thành nền tảng tinh thần xã hội, là một trong những tiêu chí phản ánh sự tiến bộ, văn minh của chế độ xã hội, đồng thời tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống.
(TG) - Vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu chọn lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng, bổ sung, phát triển, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng.
Phát triển, hoàn thiện hệ thống lý luận về bảo vệ an ninh quốc gia là đòi hỏi xuất phát từ thực tiễn, được Đảng ta xác định là nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ mới. Đến nay, hệ thống lý luận về bảo vệ an ninh quốc gia đã được xây dựng tương đối toàn diện và có những đóng góp hết sức quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia.
(TG) - Thời gian gần đây, tình trạng sợ trách nhiệm, không dám hành động vì lợi ích chung trong một bộ phận cán bộ, công chức là rất đáng lo ngại, gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh đối với đội ngũ cán bộ, công chức về trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
(TG) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945-1954) không chỉ mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, mà còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong thế kỷ XX. Đặc biệt, Chiến dịch này đã để lại nhiều bài học quý báu, trong đó bài học về công tác tư tưởng của Đảng trong Quân đội có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại cũng như đối với công tác tư tưởng của Đảng thời kỳ mới.
(TG) - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; coi trọng việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức cách mạng làm cơ sở để cán bộ, đảng viên tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện. Bối cảnh hiện nay có nhiều thay đổi, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
(TG) - Năm 2023, kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023), trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tích cực đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đi vào cuộc sống. Năm 2023 cũng được Đảng và Nhà nước xác định là năm bản lề thực hiện các chương trình về kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đây là dịp để chúng ta ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển đất nước từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới và nhận thức sâu sắc hơn những giá trị, những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ trong thực tiễn đấu tranh của dân tộc để tiếp thêm sức mạnh, ý chí, quyết tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(TG) - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đỉnh cao là Đại thắng Xuân 1975 đã kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Thắng lợi đó bắt nguồn từ khí thiêng sông núi, từ sức mạnh lưu truyền Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Cách mạng Tháng Tám, Điện Biên Phủ... từ những nguyên lý cách mạng sáng ngời của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị, quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ sức mạnh vô địch của quân và dân ta. Đồng thời, khẳng định chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, ý chí thống nhất Tổ quốc của nhân dân cả nước không bao giờ lay chuyển” . Thắng lợi đó còn thể hiện nổi bật vai trò và hiệu quả to lớn về sự dốc sức chi viện kịp thời của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.
(TG) - Theo Tổng cục Thống kê, trung tuần tháng 4/2023, quy mô dân số Việt Nam sẽ đạt mốc 100 triệu người, xếp thứ 15 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới, thứ 8 ở châu Á và thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines).
(TG) - Thực tế cho thấy, xã hội càng đi vào quỹ đạo phát triển càng có nguy cơ gia tăng tham nhũng, tiêu cực; song càng có năng lực, quyết tâm để đấu tranh phòng, chống tham nhũng và tiêu cực kịp thời, hiệu quả hơn. Tiếp cận thiết chế xã hội có đặc điểm là nhấn mạnh tính hệ thống, tính toàn diện và mối quan hệ tương tác không thể tách rời với hệ thống thiết chế xã hội hiện hành. Vì vậy, cần khẳng định, tham nhũng và tiêu cực gia tăng là do hệ thống các thiết chế xã hội chưa thực hiện tốt chức năng kiểm soát xã hội. Để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kịp thời và có hiệu quả, nhất định phải tìm kiếm, triển khai các giải pháp một cách đồng bộ từ hệ thống các thiết chế xã hội đang hiện hành.
(TG) - Sống ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ thời kỳ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc, do đó, V.I.Lênin không chỉ kế thừa những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản mà ông còn bàn sâu về các vấn đề dân tộc, thuộc địa và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước bị áp bức, đô hộ. Quan điểm của V.I.Lênin đã trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc.