(TG) - Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong 5 nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Đảng; được xem là nguyên tắc căn bản chi phối các nguyên tắc khác. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
(TG) - Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng nói chung trước yêu cầu, nhiệm vụ mới, trước hết phải giữ vững biên cương tư tưởng, làm sáng tỏ và thống nhất nhận thức các vấn đề cơ bản và cấp bách của bản thân chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng vào quá trình nhận thức và giải quyết hàng loạt nhiệm vụ quan trọng hiện nay của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(TG)- Nhân dịp 110 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912-9/7/2022) chúng ta đọc lại tác phẩm "Tự chỉ trích", suy ngẫm, thấm thía những luận điểm về tự phê bình và phê bình, tham khảo phương pháp luận khoa học, thế giới quan và nhân sinh chính trị đúng đắn để tiếp tục công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị hiện nay.
Ngày 24/6/1967, Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và những biến cố của thời đại, mối quan hệ hữu nghị, truyền thống của hai dân tộc láng giềng được thử thách, tôi luyện và ngày càng khăng khít, bền chặt dưới sự chung tay vun đắp của Chính phủ và nhân dân hai nước, đạt nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực. Đây là nền tảng vững chắc, tạo đà để thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Campuchia vì sự trường tồn và phát triển của mỗi dân tộc.
(TG) - Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra mục tiêu kép: “Giảm nghèo bền vững gắn với khuyến khích làm giàu theo pháp luật”. Thực hiện thắng lợi chính sách “Giảm nghèo bền vững và khuyến khích làm giàu chính đáng, theo pháp luật chính” là một phương thức cụ thể để hiện thực hóa khát vọng vì một Việt Nam thịnh vượng, ý chí tự lực, tự cường; là sức mạnh nội sinh cho đất nước phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
(TG) - Đồng chí Nguyễn Văn Cừ (1912-1941) là lớp đảng viên thuộc thế hệ đầu tiên và trở thành Tổng Bí thư của Đảng vào tháng 3/1938, khi chưa đầy 26 tuổi. Với 29 tuổi đời, hơn 13 năm hoạt động cách mạng, hai lần bị tù với 7 năm giam cầm trong nhà tù đế quốc, hơn 2 năm làm Tổng Bí thư, cuộc đời của đồng chí tuy ngắn ngủi nhưng “cống hiến của đồng chí thì sáng rực như một ánh sao băng trên bầu trời cách mạng Việt Nam ở một thời đoạn lịch sử mang tính bước ngoặt lớn, phức tạp”(1). Đồng chí đã để lại tấm gương sáng ngời về tinh thần cách mạng và nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, đặc biệt là đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thể hiện qua tác phẩm “Tự chỉ trích”.
(TG) - Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên đã góp phần thống nhất về nhận thức, tư tưởng chính trị và hành động trong Đảng và xã hội, tạo động lực thúc đẩy cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025.
Phương thức tiếp cận thông tin của công chúng thay đổi đòi hỏi người làm báo cần được trang bị nhiều kỹ năng, nghiệp vụ, trong đó cần đáp ứng tốt các yêu cầu về sử dụng kỹ thuật - công nghệ hiện đại.
(TG) - Thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin đã trở thành vũ khí lý luận sắc bén, là nền tảng tư tưởng khoa học và cách mạng để Đảng ta giải quyết những vấn đề thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Bài viết này muốn làm rõ hơn vai trò của triết học Mác - Lênin với việc giải quyết một số vấn đề cơ bản trong Nghị quyết Đại hội XIII nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng cúa Đảng.
Kiểm soát quyền lực là vấn đề được mọi thiết chế chính trị hết sức quan tâm. Thực tế cho thấy ở đâu có quyền lực thì ở đó cần phải có sự kiểm soát để bảo đảm việc thực thi quyền lực được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, không bị lạm dụng.
Tình trạng hàng trăm nghìn người rời bỏ các trung tâm kinh tế lớn trong đại dịch COVID-19 vào nửa cuối năm 2021 đã cảnh báo về quá trình đô thị hóa quá “nóng”, khi mới chỉ chú trọng đến khía cạnh việc làm, chưa quan tâm đến các điều kiện bảo đảm cho sinh hoạt của người lao động và sự mất cân đối cơ cấu lao động - việc làm ở khu vực nông thôn. Thực trạng này cho thấy sự cần thiết phải đẩy mạnh đào tạo nghề và tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, để người nông dân “ly nông” nhưng không “ly hương”.
(TG) - Đồng chí Phạm Hùng sinh ngày 11/6/1912 tại làng Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), trong một gia đình trung nông. Với lòng yêu nước sâu sắc và sự nhạy cảm chính trị đặc biệt, Phạm Hùng tham gia yêu nước từ rất sớm, nhanh chóng giác ngộ cách mạng, dấn thân vào con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản do Nguyễn Ái Quốc truyền về Việt Nam.
(TG) - Đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của quá trình giác ngộ, tu dưỡng, rèn luyện kết hợp với giáo dục, bồi dưỡng, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng mới đạt được. Giáo dục đạo đức cách mạng là quá trình đưa các giá trị, chuẩn mực đạo đức cách mạng thành những đòi hỏi bên trong của người cán bộ, đảng viên nhằm hình thành niềm tin, nhu cầu, động cơ, tình cảm và hành vi đạo đức cách mạng.
(TG) - Ngày 8/2/2022, Ban Bí thư ban hành Quy định số 57-QĐ/TW về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị (gọi tắt là Quy định 57). Quy định 57 thể hiện sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo lý luận chính trị, phù hợp với đối mới công tác cán bộ nói chung. Quy định 57 bao quát tất cả 3 cấp đào tạo lý luận chính trị, gồm sơ cấp, trung cấp và cao cấp; phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng bên liên quan trong việc hoạt động đào tạo lý luận chính trị từ Trung ương tới cơ sở.
(TG) - Điều 4, Luật Báo chí năm 2016 nêu rõ: Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.