Thứ Bảy, 27/7/2024
Cùng suy ngẫm
Thứ Ba, 17/9/2013 16:6'(GMT+7)

“...Nói nửa lời”?

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

- Này ông ơi, đã nói phải nói hết đấy nhá!

- Thì cũng để xem đã !

- Ông lại chập chờn rồi!

- Nói trái ý lãnh đạo mà nói hết, nói thẳng băng thì có ngày ăn đòn. Không chỉ lãnh đạo thành kiến mà bọn cơ hội xúm vào “đánh hôi”, thậm chí “hội đồng tổng cốc” đề ra cho sứt đầu mẻ trán. Người xưa đã dậy đại ý: “Người khôn ăn nói nửa lời”...

- Cũng là lời khuyên, mẹo khôn vặt chứ hay ho gì!

- Cũng không hẳn thế. “Nói nửa lời”, nghĩa là không phải không nói nhưng nói một chừng mực nào đó để xem thái độ người nghe ra sao, rồi sẽ tính tiếp!

- Nghĩa là gặp phản ứng gay gắt thì không nói nữa phải không?

- Thì cũng tùy!

- Ai cũng như ông thì làm sao mà sửa chữa được!... Còn nhớ, một nhà văn lớn nước Pháp đã cho nhân vật của mình nói một câu rất nổi tiếng, trở thành phương châm ứng xử tích cực của những con người với tinh thần xây dựng trong bối cảnh gia đình hay cộng đồng đang gặp khó khăn, có nhiều khiếm khuyết, có dư luận không hay...

- Câu gì thế?

- Chắc ông cũng đã đọc qua. Nhân vật của bà ta nói: “Nói hết để biết hết và sửa hết!”.

- Một câu nói rất hay, nhưng là của một nhân vật tiểu thuyết, không giống ngoài đời đâu. Đấy ông xem, ai cũng thấy câu nói đó đúng, đầy khí phách, nhưng thử hỏi có mấy người làm theo!.

- Thì những người chập chờn, cơ hội đâu có thiếu!./.

Nhân Nghĩa

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất