Ngày 9/1, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội), triển lãm “Khát vọng hòa bình” và tọa đàm “Vì một nền hòa bình” được tổ chức nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973-2023) và 93 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1930-2023).
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để văn hóa trở thành nền tảng tinh thần, định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, Đảng ta xác định là: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.
(TG) - Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng thành phố thực hiện Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025; quá trình triển khai thực hiện cẩn trọng, có lộ trình cụ thể; lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí để tiếp thu, điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế.
Năm nay, chương trình dự kiến tổ chức vào ngày 14/1 (tức ngày 23 tháng Chạp âm lịch năm Nhâm Dần), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thành phố Hà Nội, với sự tham gia của khoảng 3.000 đại biểu, trong đó có 1.000 đại biểu là người Việt Nam ở nước ngoài.
(TG)-Báo chí đa nền tảng đang là một xu thế không thể đảo ngược của báo chí thế giới nói chung và báo chí Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, thực trạng phát triển báo chí đa nền tảng và vấn đề quản lý nội dung báo chí đa nền tảng ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra.
(TG)-Có thể nói, nếu ngành Y bao gồm những người có liên quan trực tiếp đến tính mạng con người và sức khỏe cộng đồng, thì ngành Báo chí lại bao gồm những người có tầm quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn đối với sự ổn định và phát triển bền vững của một chế độ xã hội - những người có thể “dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ”[1] - như lời GS.TS. Tạ Ngọc Tấn nói về cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam - Nhà báo Trường Chinh. Chính vì đóng vai trò mang ý nghĩa sống còn như thế, nên đòi hỏi người làm báo phải luôn tu dưỡng, rèn luyện, thực thi đạo đức nghề nghiệp và có ý thức rõ ràng trách nhiệm của cá nhân mình đối với xã hội, ngay từ trong quá trình lựa chọn, đào tạo nghề nghiệp đến khi tác nghiệp.
(TG) - Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đưa ra định hướng, quan điểm rõ ràng cho báo chí, đó là: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.
Ngày 22/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng nhiều “tư lệnh” các bộ, ngành như Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên Môi trường, Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội… đã dự Hội nghị Tổng kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.
Chương trình đưa khán giả trở về tháng 12/1972, quân và dân Hà Nội viết tiếp bản hùng ca ngời sáng về chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, làm nên chiến thắng oanh liệt “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không.”
Dự án bảo tồn, tôn tạo 3 khu đền tháp A, H, K tại Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn được thực hiện trong 6 năm bởi chuyên gia Viện khảo sát khảo cổ học Ấn Độ phối hợp cùng chuyên gia Việt Nam.
Qua ba lần phong tặng, thành phố Hà Nội đã có 131 nghệ nhân với 18 Nghệ nhân Nhân dân và 113 Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
(TG) - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục quan tâm, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ, những tài năng nghệ thuật của đất nước; quyết tâm tạo bước chuyển biến rõ nét trong nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa, văn học, nghệ thuật lành mạnh...
(TG) - Năm mươi năm đã trôi qua, nhưng chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã đi vào lịch sử dân tộc ta như một mốc son chói lọi, một kỳ tích của thế kỷ XX. Chiến thắng vĩ đại này là sự minh chứng hùng hồn về sức mạnh của văn hóa Việt Nam; của ý chí, bản lĩnh, khí phách; của lòng tự hào, tự tôn, tự trọng và đức hy sinh cao thượng.
(TG) - Chiều 17/12, phát biểu tổng kết, bế mạc Hội thảo Văn hóa 2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc hoàn thiện thể chế về văn hóa phải được tiến hành đồng bộ, kịp thời. Trước hết là rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật còn thiếu trong các lĩnh vực văn hóa; sửa đổi, bổ sung, khắc phục những bất cập trong các chính sách đã ban hành; kịp thời hoàn thành việc thể chế hóa Nghị quyết Đại hội XIII, nhất là những vấn đề mới.
(TG) - Trong tham luận trình bày tại Hội thảo Văn hóa 2022 "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa'', đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam vừa nhất quán, kiên định, vừa từng bước bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện, sâu sắc hơn, góp phần quan trọng trong việc Đảng lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam...